Thứ Hai, 30 tháng 5, 2011

Trái nhàu

[caption id="" align="alignleft" width="294" caption="Ảnh: wikimedia.org"][/caption]

Nhàu còn có tên khác là nhàu rừng, cây ngao (danh pháp khoa học: Morinda citrifolia L.) [1]


Cây ra hoa vào khoảng tháng 11-2, cho quả vào khoảng tháng 3-5.[1]


Cây mọc hoang và được trồng nhiều ở các tỉnh phía nam.[1]


Cây thân gỗ nhỏ, cao 6- 8m. Thân cành non có cạnh, hơi dẹt, có rãnh. Lá mọc đối, có lá kèm, phiến lá uốn lượn, mặt trên xanh bóng, mặt dưới nhạt. Hoa màu trắng sau vàng họp thành hình chùy đối diện với lá. Quả thịt, hình trứng gồm nhiều quả hạch dính vào nhau, khi chín màu vàng, chứa cơm mềm, ăn được. Hạt nhiều.[1]


Vỏ rễ chứa morindon, morindin, morindadiol, soranjidiol, axít rubichloric, alizarin a-methyl ete và rubiadin 1-methyl ete.[1]



Công dụng:


Chữa huyết áp cao, nhức mỏi, đau lưng: ngày 10- 20g vỏ rễ sắc hoặc sao vàng ngâm rượu uống. Lá giã đắp chữa nhọt mủ. Lá sắc uống chữa sốt, lỵ, bệnh tiêu chảy. Quả làm dễ tiêu, nhuận tràng, chữa lỵ, băng huyết, bạch đới, ho, cảm, phù, đau dây thần kinh, bệnh đái đường.Tác dụng dược lý: một số thí nghiệm trên động vật đã cho thấy rõ các tác dụng của rễ nhàu như  sau [1]:




  • Nhuận tràng nhẹ và lâu dài

  • Lợi tiểu nhẹ

  • Làm êm dịu thần kinh trên thần kinh giao cảm

  • Hạ huyết áp


Rễ nhàu được dùng làm thuốc chữa cao huyết áp, một số hiệu thuốc chế thành cao rễ nhàu. Liều dùng mỗi ngày uống 30 - 40g, uống như nước chè, sau chừng 15 ngày sẽ có kết quả. Nhân dân miền nam việt nam thường dùng  nhàu làm thuốc điều kinh, hạ huyết áp, trị băng huyết, khí hư, bạch đới, viêm phế quản, ho hen, cảm mạo .... lá nhàu giã nát đắp vào chữa mụn nhọt, chóng liền da, sắc uống chữa lỵ, đi ngoài, chữa sốt và làm thuốc bổ. (Đỗ Tất Lợi -  Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam ) [2]


Theo Dược thảo toàn thư của ANDREW  CHEVALLIER FINMH ( Nhà xuất bản Tổng hợp TP HCM xuất bản năm 2006) thì "Từ cuối những năm 1990 công dụng thuốc của cây noni lan nhanh và hiện nay được dùng làm thuốc ở dạng thức ăn có những hiệu quả bất ngờ. nó được dùng để chữa các bệnh như béo phì, tiểu đường, ung thư, đau nhức, giảm khả năng miễn dịch, cao huyết áp, bệnh tim và suy nhược... với một bảng danh sách các bệnh như thế này nhiều người hoài nghi về giá trị thuốc của cây noni. Tuy nhiên quả và nước ép của cây noni hầu như không gây hại, có tác dụng chữa nhiều bệnh mạn tính như đau nhức, các bệnh nhiễm trùng như viêm khớp, bệnh tim, các bệnh về tuần hoàn và ung thư, trong truyền thống nước ép noni còn dùng làm nước súc miệng. Nước ép của cây noni là thức uống tốt nhất khi dạ dày trống rỗng. [2]


Nhức mỏi tay chân, đau lưng: quả nhàu non thái mỏng sao khô, 300g ngâm trong 2 lít rượu 30-40 độ sau 2 tuần, uống ngày 2 lần, lần 1 ly con 30-40ml.[4]


Chữa lỵ, tiêu chảy, cảm sốt: lá nhàu tươi 3-6 lá tươi rửa sạch nấu với 500ml nước còn 200ml chia 2 lần uống/ngày. Uống liên tục 2-5 ngày.[4]


Ăn quả nhàu ngâm đường còn có tác dụng chữa bệnh đau nhức cơ. Bởi vì, bản thân quả nhàu có tác dụng làm êm dịu thần kinh giao cảm, chữa được đau gân, với người đau nhức cơ ăn quả nhàu ngâm đường là tốt và an toàn. Người bị đau bao tử (hang vị) ăn quả nhàu ngâm đường không có gì hại cả vì quả nhàu có tác dụng nhuận tràng nhẹ và lâu dài, sẽ giúp bạn lợi đại tiện nên có lợi cho người bệnh.[3]


Nghiên cứu: Cuộc nghiên cứu còn hạn chế về cây noni cho rằng quả của cây có tiềm năng thuốc quan trọng. Một số nghiên cứu cho rằng quả của cây noni có đặc tính giảm đau, kích thích miễn dịch và chống ung thư. Có nghiên cứu cho rằng cây noni chứa lượng Proxeronine hợp lý mà cơ thể cần để sản xuất ra xeronine. Chất alkaloids này hoạt động trong các tế bào của cơ thể, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng, làm lành và hổ trợ hoạt động của tế bào. Khi bị căng thẳng hay nhiễm trùng, nhu cầu của cơ thể về xeronine tăng lên, nhiều người thiếu Proxeronin để có thể duy trì đủ lượng xeronine cần thiết."[2]


Chính vì cây noni không có độc tính mà lại chữa được nhiều bệnh, nên có rất nhiều công ty dược chế nước ép chiết xuất từ trái nhàu với tên noni dùng để uống hàng ngày, chữa và phòng bệnh.[2]



Sau đây là một vài toa thuốc Nam có sử dung rễ Nhàu [5]:




*Chữa nhức đầu kinh niên, đau nữa đầu:

-Rễ Nhàu 24g -Muồng trâu 12g

-Cối xay 12g -Rau má 12g

-Củ gấu (sao, tẩm đồng tiện) 08g

Đổ 500ml nước, sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong một ngày, uống lúc thuốc còn nóng.

*Chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh, huyết áp cao:

-Rễ Nhàu 24g -Thảo quyết minh (sao thơm) 12g

-Rau má 08g -Thổ phục linh 08g

-Võ bưởi 06g -Gừng sống 03lát

Đổ 500ml nước, sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong một ngày, uống lúc thuốc còn nóng.

*Chữa đau lưng do thận suy, phong hàn thấp xâm nhiểm:

-Rễ Nhàu 12g -Bù ngót 08g

-Cối xay 08g -Dây gùi 08g

-Ngó bần 08g -Đậu săn 08g

-Tầm gửi cây dâu 08g -Rễ ngà voi 08g

-Ngủ trảo 12g

Đổ 500ml nước, sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong một ngày, uống lúc thuốc còn nóng.

*Chữa nhức mỏi, tê bại do phong thấp:

-Rễ Nhàu 40g -Nghệ xanh 20g

-Nghệ vàng 20g -Trái ô-môi 10g

-Thiên niên kiện 20g -Võ quýt 20g

-Quế chi 20g -Đỗ trọng 30g

-Vòi voi 40g -Chùm gửi cây dâu 20g

-Rượu nếp 02lít -Đường cát trắng 500g

Ngâm tất cả thuốc vào 2 lít rượu nếp trong 7 ngày. Lọc kỹ bỏ xác. Pha rượu đã lọc với 1 lít nước đường. Mỗi lần uống một ly nhỏ cở 30ml đến 40ml. Ngày uống 2 lần. (Toa thuốc nầy ngòai rượu còn có một số thuốc có tính nhiệt khác như quế chi, võ quýt, thiên niên kiện nên những người thể tạng nhiệt, hay táo bón, áp huyết cao hoặc đang có các chứng viêm nhiểm không nên dùng)




Nguồn:
[1] vi.wikipedia.org
[2] www.thaythuoccuaban.com
[3] www.suckhoevang.net
[4] http://thuocnam.vn
[5] www.ykhoanet.com


2. Nhức mỏi tay chân, đau lưng: quả nhàu non thái mỏng sao khô, 300g ngâm trong 2 lít rượu 30-40 độ sau 2 tuần, uống ngày 2 lần, lần 1 ly con 30-40ml.

3. Chữa lỵ, tiêu chảy, cảm sốt: lá nhàu tươi 3-6 lá tươi rửa sạch nấu với 500ml nước còn 200ml chia 2 lần uống/ngày. Uống liên tục 2-5 ngày.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét