Thứ Ba, 3 tháng 5, 2011

Sầu riêng

[caption id="" align="alignleft" width="306" caption="Ảnh: wikimedia.org"][/caption]

Tên gọi [1]:


Tên chi Durio (chi sầu riêng) có nguồn gốc từ ngữ hệ Nam Á: người Việt gọi là sầu riêng, người Khmer gọi là turen và người Mã Lai - Nam Dương gọi là Djoerian (về sau viết là Doerian). Ngày nay hầu hết các quốc gia trên thế giới gọi loài cây/trái này là Durian hoặc có ký ngữ khác nhưng phát âm tương tự như chữ Durian.


Tuy nhiên, trong chi Durio chỉ có một loài là Durio zibethinus là phổ biến nhất. Trong thế kỷ 20 ở Việt Nam được biết tới 2 giống "sầu riêng mỡ" có lớp cơm màu trắng xám như mỡ và "sầu riêng đường" có lớp cơm màu vàng như đường mía. Theo thời gian, hoặc nhờ khám phá, hoặc nhờ gây giống, hiện nay sầu riêng (Durio zibethinus) có độ 70 giống (cultivar), trong đó giống "sầu riêng đường không hạt" có triển vọng và được giới tiêu thụ ưa chuộng hơn hết, phân loài này được gây giống đặc biệt ở Thái Lan và Việt Nam: múi ngọt, không có hạt hoặc hạt bị tiêu giảm.


Nhận dạng [1]:


Cây sầu riêng có thể cao tới 40 mét. Lá luôn xanh, đối xứng hình êlip đến hình thuôn dài từ 10-18 cm. Hoa nở từng chùm từ 3-30 trên cành lớn và thân, mỗi hoa có đài hoa và 5 (ít khi 4 hay 6) cánh hoa.


Trái sầu riêng chín sau 3 tháng sau khi thụ phấn. Trái có thể dài tới 40 cm và đường kính 30 cm, nặng từ 1 đến 5 kg. Trái có thể mọc trên thân cây cành. Sầu riêng có thể có trái sau khi trồng 4 tới 5 năm. Màu của trái có thể từ xanh sang nâu, hình dạng thuôn đến tròn. Bên ngoài có lớp vỏ cứng bao với gai nhọn, và mùi nồng đặc trưng tỏa từ thịt bên trong. Nhiều người xem đó là thơm, nhưng có người cho đó là thối. Cả hai kết quả phẩm bình, tuy mâu thuẫn nhưng đều có lý. Trong trái sầu riêng chín, theo các chuyên gia hóa học, có hơn 100 chất, trong đó có một số thuộc ête (ether) thơm, và một số ête thối, có thành phần lưu huỳnh. Thơm hay thối là kết quả của khứu giác cá nhân: tiếp nhận ête thơm trước tiên, hay tiếp nhận ête thối trước tiên mà thôi.




[caption id="" align="alignright" width="253" caption="Ảnh: wikimedia.org"][/caption]

Một đặc điểm nữa của trái sầu riêng là trái chín chỉ rơi (rụng) vào một thời điểm nhất định trong ngày: trái rơi (rụng) nhiều nhất vào lúc giữa đêm (từ 0 tới 1 giờ) và một số ít vào giữa trưa (12 tới 13 giờ), những giờ khác không có trái rơi (rụng). Nhờ đó con người tránh được tai nạn.


Trái sầu riêng có nhiều "múi", mỗi múi có 1 đến 3 hạt. Phần ăn được là phần thịt (cơm) bao quanh hạt cứng. Hạt có kích cỡ như hạt mít, có thể ăn được nếu được nướng, chiên hay luộc.


Phân bố [1]:


Sầu riêng phân bố chủ yếu ở Indonesia (Nam Dương), Malaysia (Mã Lai) và Brunei, tuy nhiên có thể mọc ở mọi nơi có điều kiện khí hậu tương tự. Các vùng khác mà sầu riêng có thể mọc là Minđanao, Thái Lan, Philipin, Queensland ở Úc, Campuchia, Việt Nam, Lào, Ấn Độ, Sri lanka và một phần của Hawaii.



9 lợi ích sức khỏe từ sầu riêng [2]


1. Trái sầu riêng vô cùng bổ dưỡng bởi nó rất giàu vitamin B, C và E với hàm lượng sắt cao. Từ lâu sầu riêng được biết đến là loại trái cây giúp khôi phục lại sức khỏe của người ốm yếu.


2. Theo những bài thuốc dân gian thì rễ và lá của cây sầu riêng còn là một loại thuốc dùng để điều trị cho triệu chứng sốt và vàng da.


3. Nấu chín lá và hoa sầu riêng cũng có thể chữa trị những bệnh da liễu.


4. Sầu riêng cũng là trái cây giúp giảm cholesterol.


5. Sầu riêng là một chất lọc máu mạnh mẽ.


6. Sầu riêng có chứa acid amin tryptophan cao. Điều này giúp giảm bớt lo âu, trầm cảm, mất ngủ, tạo ra cảm giác hạnh phúc cho con người bằng cách tăng mức độ serotonin trong não bộ.
7. Trong trái sầu riêng có chứa protein cao giúp xây dựng cơ bắp cho cơ thể.


8.  Ngoài ra, sầu riêng cũng được biết tới là một loại quả giúp kích thích hưng phần tình dục mạnh mẽ.


9. Sầu riêng còn được khuyến cáo như là nơi cung cấp một nguồn chất béo thô có lợi cho cơ thể.



Những giá trị dinh dưỡng có trong 100g sầu riêng [2]


- Vitamin A: 20-30 IU


- Ascorbic Acid: 23,9-25,0 mg


- Vitamin E: Rất nhiều


- Canxi: 7,6-9,0 mg


- Phospho: 37,8-44,0 mg


-  Kali: 436 mg


- Sinh tố B: 0,24-0,352 mg
- Sinh tố B2: 0,20 mg


- Niacin: 83-0,70 mg


- Sắt: 0,73-1,0 mg


- Đường: 12,0 g


- Protein: 2,5-2,8 g


- Chất béo: 5.33g


- Chất xơ: 3,8 g


- Carbohydrates: 30,4- 34,1 g


- Năng lượng: 144


Lưu ý:


Sầu riêng là trái cây dinh dưỡng cao, tuy nhiên bạn không nên ăn quá nhiều loại quả này. Phụ nữ có thai hoặc những người huyết áp cao không nên ăn sầu riêng. Các hạt sầu riêng cũng khá độc hại và được coi là nguyên nhân gây khó thở



Sầu riêng rất kị rượu, cà phê [4]


Một điều nữa mà các nhà khoa học cũng cảnh báo là không nên ăn sầu riêng cùng lúc với các thức uống như cà phê hoặc bia rượu (kết quả này được công bố vào thế kỷ 18, bởi nhà khoa học Rumphius, cho thấy trong điều kiện này sẽ xuất hiện những rối loạn tiêu hóa  và hơi thở xấu).


Năm 1929, J. D. Gimlette cảnh báo không được dùng sầu riêng khi uống rượu brandy. Năm 1981, J. R. Croft cũng trình bày trong một tài liệu thực vật học rằng sầu riêng làm cho con người ta có một cảm giác như “sắp chết” nếu ăn sầu riêng xong rồi sau đó không lâu lại uống một loại chất có cồn.


Theo báo cáo của Trường ĐH Tsukuba (Nhật Bản), sở dĩ có những cảnh báo như trên là vì trong trái sầu riêng có chứa một lượng lớn dầu có sulfur gây ức chế hoạt động của men aldehyd dehydrogenase, dẫn đến 70% chất ôxy hóa  trong tế bào không được chuyển hóa  và từ đó gây độc cho cơ thể.



Mẹo chọn sầu riêng già, chín, thơm [3]


Chọn quả phải phân múi đều (các đường khứa dài, to gần như nhau), không chọn quả vẹo mà chọn quả có eo bánh mỳ, “to” đều các chỗ. Chọn mua quả đã hơi nứt nhẹ, có mùi thơm đậm.


Nhìn cuống sầu riêng còn tươi hay bị héo. Chọn quả trái còn cuống xanh cứng, ngửi có mùi thơm ngọt đậm đà kéo dài, màu đặc trưng.


Chọn mua sầu riêng già, chín, thơm "điếc" mũi, Giá cả thị trường, gia ca, tu van tieu dung, qua sau rieng, trai sau rieng, hoa qua, cay an qua, thuc pham, hoa trai
Một quả sầu riêng tạm coi là đạt tiêu chuẩn...


Chọn mua sầu riêng già, chín, thơm "điếc" mũi, Giá cả thị trường, gia ca, tu van tieu dung, qua sau rieng, trai sau rieng, hoa qua, cay an qua, thuc pham, hoa trai
...bổ ra sẽ như thế này






Gai sầu riêng: Nở to đều, ít nhọn, cứng chắc. Bóp 2 gai gần nhau lại với nhau. Nếu quả nào già thì gai cứng. Quả non, gai sẽ mềm.

Xem cách tách vỏ của người bán hàng: Sầu riêng già và chín thì 5 khe trên quả tự tách, người bán hàng tách khía rất nhẹ nhàng, đơn giản. Nếu người bán hàng phải “ra sức” tách là quả còn non.


Lưu ý khi mua: Người bán hàng thường tách sẵn một khía sầu riêng và “thao tác” làm cho cơm sầu riêng ở khía đó chín vàng, thơm lừng. Nhưng nếu mua cả quả về, các múi khác trong quả vẫn sống và sượng. Tốt nhất nên xem xét và mặc cả với người bán hàng trước khi mua.


Cơm sầu riêng màu trắng ngà hoặc màu mỡ gà bao quanh hạt. Cơm càng dày, vị càng ngọt, béo và dậy mùi. Cơm sầu riêng bổ ra, giữ ở nhiệt độ - 24độ C có thể bảo quản 3 tháng không mất mùi vị.



Kỹ thuật trồng [6]


Đất và giống trồng :


1-  Đất trồng :

Sầu Riêng có thể sinh trưởng, phát triển trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng thích hợp nhất là các loại đất có tầng canh tác dày, dễ thoát nước như đất thịt, đất phù sa, đất đỏ Bazan. Không nên trồng Sầu Riêng trên đất cát, đất sét ngặng. Đất đỏ Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, đất phù sa, đất cao ven sông Tiền, sông Hậu là vùng đất thích hợp cho Sầu Riêng phát triển, Nhưng phải chú ý bồi đất lên líp nếu đất thấp.

2-  Giống :

Sầu Riêng trước đây được trồng nhiều bằng hột và là cây thụ phấn chéo nên có sự phân ly rất lớn ở thế hệ sau.

Hiện nay ở miền Nam có đến 59 dòng/Giống Sầu Riêng được trồng với nhiều dạng trái, trọng lượng và phẩm chất khác nhau. Sau đây là một số giống được ưa chuộng và có triển vọng để phát triển :

a- Sầu Riêng cơm vàng hạt lép :

- Tán khá tròn đều, năng suất cao hơn 100 trái/cây /năm, phân bố trái đều, ít nhiễm sâu bệnh nguy hiểm, trọng lượng trái trung bình từ 3- 3, 5kg, dạng trái cân đối, cơm vàng đều, tỷ lệ cơm 29, 6%, tỷ lệ hạt lép 60%, vị béo, ngọt, thơm. Giống này có nguồn gốc ở Cái Mơn- Chợ Lách- Bến Tre.

b- Sầu Riêng Cơm Vàng Hạt Lép ( RI- 6 ) :

- Tán cây tròn đều, năng suất cao khoảng 150 trái/cây/năm và ổn định liên tục trong nhiều năm.

- Trái phân bố đều trên cây, ít nhiễm sâu bệnh nguy hiểm. Trọng lượng trái trung bình 3- 3, 5kg, dạng trái cân đối thon dài hơi nhọn đầu.

- Cơm có màu vàng rất hấp dẫn, ráo, tỷ lệ cơm trên trái khoảng trên 30%.

-  Giống này có nguồn gốc ngoài nước, được trồng nhiều ở Vỉnh Long và Cái Mơn, Chợ Lách- Bến Tre.

c- Sầu Riêng Monthong :

- Đây là giống được thị trường Thế Giới chấp nhận, Cây trồng ở Việt Nam sinh trưởng phát triển khá mạnh, tán thoáng, cành thưa và vuông gốc với thân, trái có mũi hơi nhọn, cơm rất dày màu vàng, bảo quản được lâu. Tuy nhiên hơi ít trái. Đặt biệt khi trồng ở miền Đông Nam Bộ và ĐBSCL nếu quy trình chăm sóc không đúng thì phẩm chất trái không đạt.


d- Sầu Riêng Kanyao :

- Cũng như giống Monthong, Kanyao là giống của Thái Lan được du nhập vào Việt Nam bằng con đường phi mậu dịch, trồng nhiều ở huyện Chợ Lách, đạt giải nhì ở Hội Thi trái ngon do huyện Chợ Lách phối hộp với Sở Nông nghiệp- PTNT Bến Tre và viện NCCAQ Miền Nam tổ chức vào tháng 7 năm 2002. Trái có hình tròn, cuống dài , rất dày cơm và có màu vàng sáng, hột lép trên 80%, chưa thấy hiện tượng bị sượng khi trồng ở Bến Tre.


Ngoài ra, còn rất nhiều giống được nông dân trồng lâu đời như : Sầu Riêng Khổ qua xanh, Khổ qua vàng ( làm gốc ghép), Bí rợ….

3-  Nhân Giống :

Hiện nay để trồng Sầu Riêng có thời gian cho trái nhanh, người ta không trồng bằng hột nữa. Đa số là trồng bằng cây nhân giống vô tính. để có được cây giống đạt tiêu chuẩn trồng cần tiến hành các bước sau đây :

a- Chuẩn bị gốc ghép :

Hạt Sầu Riêng dễ mất sức nẩy mầm, nên khi lấy hạt ở trái ra ta tiến hành rữa sạch, rồi đem gieo liền, trước khi gieo xử lý hạt bằng thuốc sát khuẫn như : Funguran

Sau đó trải đều hạt trên đất ẩm, phía trên phủ cỏ khô, tưới nước giữ ẩm hàng ngày, khi hạt nẩy mầm, đem giâm trên líp hoặc trong bầu PE. Thời gian giâm này dài hay ngắn tùy theo phương pháp ghép, nếu ghép đọt thì thời gian từ 2- 3 tháng, nếu ghép mắt thí thời gian từ 18- 24 tháng ( đường kính gốc phải đạt 1, 2cm trở lên).

*Thời vụ ghép :

Mùa ghép chính là từ tháng 6- 9 dương lịch hàng năm. Tuy nhiên cũng có thể ghép được trong mùa nắmg, nhưng phải cắt ngọn gốc ghép trước bứng vô bầu đem đặt vào chổ  mát rồi ghép.

b-  Phương pháp ghép đọt :

- Gốc ghép đã chuẩn bị như phần trên, thời gian giâm trong bầu từ 2- 3 tháng là ghép được.

- Cành ghép : chọn trên cây có năng suất cao, phẩm chất ngon, đặt biệt là những giống Sầu Riêng đạt giải trong những lần hội thi, không có dấu vết sâu bệnh nguy hiểm.

-  Kỷ thuật ghép :

Trên gốc ghép tính từ mặt bầu trở lên khoảng 25- 30cm, cắt bỏ ngọn, sau đó dùng lưỡi lam chẻ 2 phần thân xuống gốc khoảng 2cm. Trên cành ghép, chọn những đoạn cành không già lắm, có đường kính tương đương với gốc ghép, cắt 1 đoạn dài khoảng 3cm có chứa 1 mầm ngủ và 1 lá, cắt bỏ khoảng 2/3 lá;phía gốc của đoạn cành dùng lưởi lam vạt 2 bên như vạt nêm dài khoảng 1, 5- 2cm, sau đó nêm vào phần gốc đã chẻ sẳn, cuối cùng quấn dây thật chặt lại và trùm lên bằng 1 bao nylon nhỏ rồi đem giữ trong mát khoảng 20- 30 ngày. Sau thời gian này nếu cây nào lá còn xanh thì đã thành công, chăm sóc khi cây ra đọt non, cơi đọt đó già thì chuyển sang bầu lớn, chăm sóc thời gian khoảng 6 tháng có thể đem trồng.


c-  Phương pháp ghép mắt :

- Gốc ghép đã chuẩn bị như ở phần trên, khi gốc có đường kính từ 1, 2cm trở lên thì tiến hành ghép được.

-  Chọn cành lấy mắt ghép : cũng giống như kỹ thuật ghép đọt, nhưng cành có thể già hơn, đoạn già ghép mắt, đoạn non ghép  đoạn.

- Kỹ thuật ghép :đầu tiên mỡ miệng gốc ghép theo hình chữ U xuôi;nếu ghép mắt thì mỡ miệng dài khoảng 2, 0- 2, 5cm, rộng khoảng 1, 0- 1, 5cm, tránh để mũi dao làm trầy phần gỗ bên trong, nếu ghép đoạn thì chiều rộng có thể nhỏ hơn một ít nhưng chiều dài có thể bằng như ghép mắt.


-  Cành lấy ghép mắt: ghép mắt thì chọn những mầm nhú lên từ nách lá ( nông dân gọi là hột gạo ),  dùng dao rạch 4 đường hình chữ nhật sao cho nhỏ nơi mỡ miệng gốc ghép một ít, sau đó tách bo ra khỏi cành và đặt vào miệng gốc ghép đã mở sẵn, miếng vỏ còn dính trên gốc ghép phải khoét 1 lổ để cho mầm từ mắt ghép nhú ra ngoài, cuối cùng thì dùng lá dừa có khoét lổ đậy lên chổ ghép vào quấn dây từ dưới lên, tránh nơi có mầm nhú ra. Khoảng 20 ngày sau mở dây ra, nếu mắt còn xnh thì ghép thành công, nếu khô hoặc thối thì ghép lại. Các cây ghép thành công khoảng 5 ngày sau thì cắt đầu, và chăm sóc khi mầm hép đạt chiều cao khoảng 60cm trở lên thì đem trồng. Trường hợp ghép đoạn cành:Khi không còn lấy mắt được nữa thì lấy đoạn hoặc trên giống RI- 6 thì phải ghép đoạn;kỹ thuật nầy cũng tương tự như ghép mắt, nhưng thay vì lấy mắt, thì ta lấy 1 đoạn như ghép đọt, sau đó vạt 1 bên dài khoảng 1- 1, 5cm để áp vào miệng gôc ghép, còn lại bên kia vạt khoảng 0, 5cm để áp vỏ gốc vào cho khít hơn, cành ghép này cũng bỏ 2/3 lá chỉ chừa lại 1/3 mà thôi. Thời gian chăm sóc cũng giống như ghép mắt.



Kỹ thuật canh tác :


1- Mùa vụ:

ĐBSCL có thể trồng được quanh năm nếu bảo đảm được nước tưới, nhưng trồng tốt nhất là vào đầu mùa mưa.

2-  Khoảng cách trồng :

Do Sầu Riêng là cây lâu năm, cho nên có thể bố trí khoảng cách 8- 10m/cây hoặc 10- 12m/cây, với khoảng cách này vườn rất thông thoáng, cây sẽ phát triển tốt.


3-  Chuẩn bị đất trồng :

Nên chuẩn bị đất trồng Sầu Riêng theo nguyên lý đấp mô và đào hố trồng trên mô. Mô có thể đấp với đường kính 1m, cao tùy địa hình nhưng càng cao càng tốt, sau đó bón lót vào mô khoảng 5- 10kg phân hữu cơ + 200g phân N:P:K =15- 15- 6- 4 hoặc mổi hố chỉ cần bón khoảng 3 kg phân gà KOMIX + 2Kg phân KOMIX chuyên dùng cho Sầu Riêng là đủ.

4- Trồng cây chắn gió:

Sầu Riêng là loại cây cao to nhưng gỗ giòn, dễ gãy, do đó cần chọn cây có độ cao hợp lý, khó đổ ngã và chắc gỗ để trồng xung quanh làm cây chắn gió cho vườn.


5- Đặt cây con :

Sau khi đã chuẩn bị mô xong, từ 7- 10 ngày tiến hành đặt cây con ào hố đã đào trên mô. Nếu trồng bằng cây ghép mắt nên xoay mắt ghép về hướng gió chính trong năm. Khi đặt cây xuống nên lấp đất lại ngang mặt bầu, cắm cây giử chặt đừng cho gió làm lung lay, sau đó che bóng cho cây và tưới nước.


6-  Che bóng cho cây lúc còn nhỏ :

Đối với Sầu riêng, sau khi trồng cần che bớt ánh sáng mặt trời trực tiếp cho cây, nhưng không nên che quá 50% ánh sáng.

7-  Trồng xen :

Là cây lâu năm, trồng với khoảng cách rất thưa, do đó những năm đầu đất rất trống, nên cần trồng xen một số cây ngắn ngày, nhẳm mục đích để che phủ đất và lấy ngắn nuôi dài như các loại cây họ đậu, cây rau màu. Không trồng xen các loại cây như : đu đủ, ca cao,  dứa…. vì đây là những cây nhiễm Phytophthora rất nặng có thể lây sang sầu riêng. Cũng có thể trồng các loại cỏ để chăn nuôi bò và che phủ đất.


Nói chung, Sầu riêng có thể trồng xen được trong vườn dừa, nhưng cần phải áp dung các biện pháp canh tác hợp lý và khi cần thiết là phải mạnh dạng đốn dừa. Ngoại ra sầu riêng có khả nămg tự thụ phấn được nhưng cho trái nhỏ, các trái to là do thụ phấn chéo. Do đó nên trồng vài giống trên cùng một đơn vị diện tích để đạt năng suất tối đa. .


8- Tỉa cành tạo tán :

Nên tỉa cành cho cây ngay sau khi thu hoạch xong và còn trong thời kỳ kiến thiết cơ bản.

Các cành cần tỉa :

o Cành mọc đứng, cành beb6 trong tán

o Cành ốm yếu, cành sâu bệnh

o Cành mọc quá gần mặt đất

Các cành cần giử lại:

o Cành mọc ngang

o Cành khõe mạnh

o Cành ở độ cao 1m so với mặt đất.

Nói chung công tác tỉa cành cần tiến hành sớm để khỏi lãng phí dinh dưỡng, tỉa sao cho cây có tán cân đối ( đứng xa nhìn có hình bông vụ ) thì sẽ cho nhiều trái hơn.


9-  Tỉa hoa, tỉa bớt trái trên cây :


Sầu riêng là loại cây cho rất nhiều hoa, do đó phải tỉa bỏ bớt hoa, chỉ giử lại từng chùm hoa xa nhau trên cành. Khi đậu trái cần tỉa bỏ những trái méo mó, trái bị sâu bệnh…. số trái giử lại tùy vào sức khõe của cây. Đối với những cây có đường kính từ 8- 10m, mạnh khõe chỉ giữ lại từ 80- 100 trái/cây, như thế cây mới có đủ dinh dưỡng nuôi trái phát triển hoàn toàn, chất lượng cao.


10- Tưới nước :

Cây rất cần nước, bởi vì đây là môi trường phải có để các phản ứng sinh hóa xảy ra.

- Giai đoạn cây con :tưới nước để giảm tỷ lệ cây chết, giúp cây phát triển mạnh, nhanh cho trái.

- Giai đoạn cây cho trái : lúc ra hoa Sầu Riêng cần tưới nước cách ngày để cho hạt phấn khõe mạnh, nhưng cần phải giảm 2/3 lượng nước ở mỗi lần tưới vào thời điểm 1 tuần trước khi ra hoa. Sau khi đậu trái tiến hành tưới tăng dần lượng nước đến mức bình thường trở lại  giúp trái phát triển khõe, chất lượng tốt.


11- Bón phân:


- Giai đoạn cây con và những năm đầu cho trái :


Bón từ 3- 5kg phân lân hữu cơ vi sinh Komix/gốc, kết hợp với phân N:P:K=18- 11- 3 hoặc 15- 15- 6- 4 với liều lượng và số lần bón như sau :


Liều lượng và số lần bón theo tuổi cây.














Tuổi cây


Liều lượng 

Kg/cây/năm

Số lần


Bón/năm



1


2


3


4


5


6


7


8


9


0. 3 

0. 6

1. 0

2. 0

2. 5

4. 0

5. 0

5. 0

6. 0

4


4


3


3


3


3


3


3


3



- Giai đoạn cây cho trái ổn định :Đối với các loại cây có đường kính tán 5- 6m có thể bón như sau :

* Ngay sau khi thu hoạch, tiến hành tỉa cành, bón phân lân hữu cơ vi sinh Komix 10- 15 kg/cây và phân N:P:K=18- 11- 5- 3 hoặc 15- 15- 6- 4 (2- 3 kg/cây )

o Cách pha trộn để được 2kg phân hổn hợp có tỷ lệ

N:P:K:Mg=18- 11- 5- 3

Urê                       ( 46% N )                       0. 7kg

Lân Super           ( 16, 5% P2Ọ5 )             1. 1kg

Kali                      (50% K2O ) 0. 15kg

MgSO4                ( 99% MgO )                   0. 05kg

 

o Cách pha trộn để có 2 kg phân hổn hợp N:P:K=15- 15- 6- 4

Urê                    ( 46%N )                             0. 46kg

Lân Super        ( 16, 5% P2O5 )                 1. 31kg

Kali                   ( 50% K2O )                       0. 17kg

MgSO4            ( 99% MgO )                        0, 06kg

 

*Trước khi ra hoa 30- 40 ngày bón phân N:P:K = 10- 50- 17 ( 2- 3 kg/cây ) để giúp quá trình ra hoa dễ dàng hơn

o Cách pha trộn để được 2kg phân hổn hợp N:P:K = 10- 50- 17.

Urê              ( 46% N )                       119g

Lân Super  ( 16% P2O5 )                1100g

K2SO4        (99% MgO )                     500g

MgSO4       (99% MgO )                       30g

*Trước khi trái chín 1 tháng bón 1- 1. 5 kg K2SO4 để tăng chất lượng trái.

Ngoài ra có thể sử dụng phân bón Komix chuyên dùng cho cây Sầu Riêng để bón cho cây với liều lượng như sau :

- Giai đoạn cây con và lúc bắt đầu cho trái :đầu mùa mưa mổi gốc 3- 4 kg phân Lân hữu cơ vi sinh Komix và 20 kg phân Komix chuyên dùng cho Sầu Riêng, với lượng phân chuyên dùng này ta có thể chia làm 4 lần bón trong năm.

- Giai đoạn cây cho trái ổn định : bón hoàn toàn bằng phân Komix chuyên dùng cho Sầu Riêng, với liều lượng và số lần bón như sau:

*  Sau thu hoạch bón : 5- 10kg phân Lân hữu cơ vi sinh Komix+10kg phân chuyên dùng cho cây Sầu Riêng

*  Trước khi cây ra hoa : bón 10 kg phân Komix chuyên dùng cho cây Sầu Riêng

*  Khi trái Sầu Riêng to bằng trái chôm chôm : bón 10 kg phân Komix chuyên dùng cho cây Sầu Riêng.

Ngoài ra trong giai đoạn cây nuôi trái, có thể phun phân bón lá Komix SuperZinc- K khoảng 5 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần và bắt đầu phun từ tuần lễ thứ 5 sau khi đậu trái đến tuần thứ 9.

Chú Ý : Vào thời điễm cây đang nuôi trái không nên phun các loại phân bón lá có hàm lượng đạm cao, vì sẽ kích thích cây ra lá non, cạnh tranh dinh dưỡng với trái đang phát triển, làm giảm phẩm chất trái như cơm bị sượng hoặc nhão…có thể ngăn ra lá non bằng cách phun KNO3 liều lượng 300g/8lít nước hoặc Komix SuperZinc- K, không sử dụng phân bón lá có chứa Clo, vì chất nấy cũng làm cho trái dễ bị sượng.


12- Xử lý ra hoa :

Nếu để cây ra hoa tự nhiên theo mùa thì bán giá không cao, do đó cần phải áp dụng một số biện pháp để xử lý cho cây ra hoa sớm hơn vụ chính. Phương pháp này được tiến hành như sau :


Sau khi thu hoạch xong, bón phân tưới nước giúp cây phục hồi nhanh, khi cây ra ít nhất được 2 lần đọt, đọt cuối cùng đã chuyển sang giai đoạn thuần thục và đã bón phân lần 2 được 30- 40 ngày, lúc này tiến hành tạo khô bằng cách :


Quét dọn tất cả các vật liệu tủ gốc, ngưng tưới nước, rút cạn tất cả nước trong mương vườn ra để vùng rễ cây khô nhanh. Sau đó tiến hành phủ bạt khi đất dưới tán cây đã khô ráo, mục đích là không cho nước đến được vùng rễ lúc trời mưa hoặc sương mù nhiều. Ngoài ra có thể áp dụng biện pháp hóa học như phun Paclobutrazol với các nồng độ từ 7. 5- 15ml/10 lít nước (nồng độ thấp cho giống dễ ra hoa và ngược lại ). Thời điểm phun là khi phủ bạt được ít nhất 14 ngày, quan sát lá đả già hoàn hảo, đất vùng rễ thật khô ráo.


Lưu Ý : Muốn cho Sầu Riêng ra hoa phải có giai đoạn khô từ 7- 14 ngày, chỉ phun Paclobutrazol 1 lần trong năm và phun trên cây khõe mạnh từ 7 năm tuổi trở lên.


13-  Thụ phấn trợ lực :


Sầu riêng là loài có hoa thụ phấn vào ban đêm, các trái bị méo mó là do quá trình thụ phấn không hoàn toàn. Do đó để làm tăng quá trình thụ phấn cho Sầu Riêng và khắc phục hiện tượng trái bị méo mó. ta có thể thụ phấn bằng tay cho cây vào lúc 21- 22 giờ, ngoài ra việc trồng xen nhiều giống trong vườn ( đặc biệt giống khổ qua ) cũng làm cho quá trình thụ phấn tăng rất lớn.


Sâu Bệnh và Biện Pháp Phòng Trị :


1-  Sâu đục trái :


- Gây hại : thành trùng đẽ trứng trên vỏ trái non, sâu non nở ra thường  ăn ở phần vỏ, sau đó đục vào trong trái, khi đến tuổi trưởng thành, sâu hóa nhộng ngay trong phần đục hoặc bên ngoài vỏ trái. Sâu gây hại từ lúc trái còn non đến lúc thu hoạch, đặt biệt tấn công trên các trái mọc chùm , làm cho trái biến dạng và rụng đi, vết đục của sâu còn tạo điều kiện cho các loại nấm bệnh tấn công.


- Phòng Trị:

  • · Cắt tỉa các trái phát triển kém, trái bị nhiễm trong chùm.

  • · Dùng cành cây nhỏ ngăn cách các trái đóng cặp để hạn chế sâu tấn công.

  • · Dùng bẩy đèn với ánh sáng đen để dẫn dụ thành trùng.

  • · Tạo điều kiện cho thiên địch phát triển.

  • · Bao trái.


Phun các loại thuốc trừ sâu như : Pyrinex, Diaphos, Sherzol, BayFidan…

2- Rầy phấn :

- Gây hại : đây là đối tượng rất quan trọng trên Sầu Riêng, thành trùng và ấu trùng thường sống ở mặt dưới lá, chích hút lá non, lá bị hại thường có những chấn vàng, khi bị hại nặng l lá thường khô, cong lại và rụng hàng loạt, làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển, ra hoa đậu trái của cây>Ngoài ra rầy còn tiết ra mật tạo điều kiện cho nấm bò hóng tấn công, rầy phát triển mạnh trong các tháng mùa nắng.


- Phòng trị :




  • · Điều khiển cây ra đọt non đồng loạt.

  • · Sử dụng bẩy màu vàng để bắt thành trùng

  • · Phun nước khi lá vừa nở để giảm mật số

  • · Tạo điều kiện cho thiên địch phát triển


Phun thuốc hóa học như:SecSaigon, Fenbis, Sumicidin, karate…


3-  Rệp sáp :


Gây hại : khá phổ biến trên Sầu Riêng, chúng tấn công từ lúc trái còn non đến trái chín, trong quá trình gây hại rệp còn tạo điều kiện chop nấm bồ hóng tấn công.


Phòng trị :


o Phun nước áp lực mạnh lên trái để hạn chế rầy.


o Tỉa bỏ những trái non bị nhiễm nặmg


o Phun thuốc hóa học như : Fenbis, Pyrinex, Viphensa, Visher, Supracid, Confidor….


4-   Nhện đỏ :


-  Gây hại : Nhện phát triển mạnh trong điều kiện nóng ẩm, khả năng sinh sản khá cao, vòng đời ngắn, gây hại bằng cách ăn biểu bì lá tạo thành những đóm trắng li ti, khi bị nhiễm nặng lá chuyển sang vàng và rụng đi, ảnh hưởng đến khả năng ra hoa và đậu trái của cây.


-  Phòng trị :


o Trong điều kiện tự nhiên có rất nhiều loài thiên địch tấn công nhện.


o Phun nước lên lá tạo ẩm cao trong vườn vào mùa nắng có thể làm giảm mật         độ nhện, đồng thời cũng tạo điều kiện cho thiên địch phát triển,


o Phun các loại thuốc hóa học như : Comite, Ortus, Vimite, Mitac, Danitol…


5 – Bệnh xì mủ :


-  Triệu chứng : Lúc đầu phát hiện trên vỏ thân có màu nâu sủng nước, dần dần lan rộng ra làm nứt vỏ, nhựa chảy ra từ đây.


-  Tác nhân : do nấm Phytophthora gây ra.


- Gây hại : nấm tấn công phần rễ non gần mặt đất và lan dần đến phần vỏ của gốc cây sát mặt đất, từ từ di chuyển lên phần vỏ của thân, làm vỏ bị biến màu nâu, sau đó thối và chảy mủ, phần gỗ nơi bị bệnh cũng bị hóa nâu, đôi khi nấm  còn tấn công lên các cành lớn của cây. Bệnh thường xẩy ra trong mùa mưa, nấm phát tán theo gió, nước mưa và dễ dàng gây hại trong các vườn trồng dày, chăm sóc kém. Nấm bệnh còn tấn công trên trái làm thối trái và trên lá nhất là các lá non ở gần mặt đất.


-  Phòng trị :


o Nên trồng cây trên đất cao ráo.


o Chọn giống có tính chống chịu cao để làm gốc ghép.


o Trồng với mật độ vừa phải ( 8- 10m ) và thường xuyên tỉa cành tạo tán cho vườn thông thoáng.


o Bón đầy đủ phân hữu cơ cho cây.


o Thiết kế hệ thống tưới và tiêu nước tốt.


o Tham vườn thường xuyên phát hiện thật sớm cây bị bệnh để phòng trị kịp thời bằng cách : đầu tiên cạo sạch vùng bị bệnh, pha Ridimil Gold 30- 50g/1 lít dầu dừa quét lên vết bệnh 2- 3 lần;pha Aliette với nồng độ 20- 30g/8 lít nước phun đều lên lá khoảng 2- 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần.


6-  Bệnh thán thư :


- Triệu chứng :Đây là bệnh khá phổ biến trên Sầu Riêng, lúc đầu bệnh xuất hiện từ mép hay chóp lá, lan dần vào trong phiến lá, có màu nâu đậm, vết bệnh điển hình là để lại các đường viền có hình tròn màu nâu đậm dọc theo 2 gân chính của lá.


- Tác nhân : do nấm collectotrichum Zibethinum gây ra.


Phòng tri:


o Trồng với khoảng cách vừa phải, thường xuyên tỉa cành tạo tán cho vườn thông thoáng


o Tiêu hủy những cành bị bệnh


o Cung cấp nước đầy đủ cho cây phát triển tốt


o Phun thuốc hóa học như : Carbenzim, Thio- M. Dithan- M, Viben- C, Antracon, Dipomate, Funguran, Score…


7-  Bệnh cháy lá non :


-  Triệu chứng : trên lá bắt đầu là những đốm màu nâu sũng nước, sau đó lan rộng dọc theo 2 mép lá làm lá không phát triển được, bệnh xuất hiện nhiều trong mùa mưa.


-  Tác nhân : do nấm Rhizoctonia sp gây ra.


-  Gây hại : nấm bệnh tấn công lên cây con và cả cây trưởng thành, cây nhiễm bệnh lá ngọn bị cháy và rụng đi, sau đó làm khô ngọn, cành và nhánh nhỏ, ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và năng suất.


- Phòng trị :


o Bố trí vườn ươm với mật độ thưa, không tưới quá nhiều nước.


o Không bố trí vườn ươm dưới tán cây lớn.


o Vệ sinh thu dọn các cành lá bị rớt dưới tán cây


o Tỉa cành tạo tán giúp cây thông thoáng.


o Phun các loại thuốc như : Bendazol, Viben- C, Vanicide, Carbenzim, Funguran, Bavistin…



Thu Hoạch và Bảo Quản


Thông thường nông dân để trái chín tự rụng, nhưng nên thu hoạch trái già từ trên cây là tốt nhất, không nên để trái tiếp xúc với mặt đất. Riêng đối với một số giống Sầu Riêng khi chín cơm nhão  như giống cơm vàng sữa hột lép thì nên thu hoạch vào lúc trái đã già hoàn hảo, như vậy khi trái vừa chín ăn sẽ không còn nhão như để chín tự nhiên.



Thông tin thêm về Sầu riêng


Bột vỏ sầu riêng sẽ giúp thu hồi dầu tràn ven biển [5]


Tiến sỹ S. Kathiresan, giảng viên Khoa Công nghệ sinh học của Đại học AIMST, Malaysia đã phát hiện ra rằng bột vỏ sầu riêng, sau khi được bổ sung một số chất hóa học, có thể được sử dụng để loại bỏ dầu trong nước.


Phát hiện được cho là một tín hiệu lạc quan cho quốc gia dầu mỏ và canh tác rất nhiều sầu riêng này.


Tiến sỹ S. Kathiresan cho biết vỏ sầu riêng là một loại vật liệu hấp thụ dầu hiệu quả, có thể hỗ trợ trong việc thu hồi dầu tràn ở các khu vực ven biển. Kathiresan nói rằng việc thí nghiệm đơn giản với vỏ sầu riêng, là rác thải nông nghiệp, được thu gom và rửa sạch nhiều lần bằng nước để loại bỏ bụi bẩn hoặc phần thịt sầu riêng còn sót lại. Sau đó, số vỏ sâu riêng này được phơi khô, nghiền thành bột và bổ sung một loạt các hóa chất.


Sử dụng các nghiên cứu động lực học và mô hình đường đẳng nhiệt Freundlich, tiến sỹ Kathiresan cho biết thí nghiệm cho thấy vỏ sầu riêng được bổ sung các axít béo cũng có thể giữ lại hiệu quả ban đầu của nó, để hấp thụ dầu tràn trong dung dịch nước.


Tiến sỹ S. Kathiresan nói: “Chất hấp thụ sinh học này có thể được sử dụng để làm sạch dầu tràn dọc bờ biển vốn gây ra những tác động bất lợi không chỉ cho tất cả các sinh vật biển, mà còn cho hoạt động kinh tế của con người.


Ông cho biết, hiện nay, sợi tổng hợp như polypropylene polyurethane được sử dụng để làm sạch dầu tràn và có giá khoảng 100USD/kg. Bởi vậy, nếu được đưa vào sản xuất, sản phẩm từ rác thải nông nghiệp này sẽ có tiềm năng thương mại rất lớn vì hiệu quả của nó trong hấp thụ dầu, hiệu quả chi phí và khả năng phân hủy sinh học.


Với phát hiện mới về tác dụng hấp thụ dầu của vỏ sầu riêng, đây là một phát hiện tiếp theo của các nhà khoa học Malaysia về ứng dụng của loại rác thải nông nghiệp này. Năm 2010, một nhóm các nhà khoa học Malaysia đã công bố kết quả nghiên cứu về việc sử dụng vỏ sầu riêng như chất hấp thụ các chất nhuộm trong môi trường nước.


Trong khi đó, nhóm nghiên cứu Đại học Selebas Maret, Indonesia cũng công bố kết quả nghiên cứu về tác dụng của vỏ sầu riêng trong phòng chống ung thư ruột kết và trực tràng.


Tiến sỹ Kathiresan cho biết bài báo nghiên cứu mang tên "Vỏ sầu riêng được bổ sung axít béo - vật liệu hấp thụ sinh học hiệu quả cho loại bỏ dầu tràn trong các môi trường nước” sẽ được ông trình bày tại Hội nghị hóa học châu Á lần thứ 14 tại Bangkok vào tháng 9/2011.







Nguồn:

[1] http://vi.wikipedia.org
[2] http://thuocdongduoc.vn
[3] http://www.eva.vn
[4] http://dantri.com.vn
[5] http://www.khoahoc.com.vn
[6] http://www.caimon.org


 


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét