Thứ Hai, 2 tháng 5, 2011

Hoa Sen



[caption id="" align="alignleft" width="336" caption="Ảnh: wikimedia.org"][/caption]

Cây sen (Nelumbo nucifera Gaertner, syn Nelumbium speciosum Willd., Nelumbium nelumbo Druce, Nymphaea nelumbo L.) là loại cây thủy sinh đa niên có nguồn gốc ở châu Á, xuất phát từ Ấn Độ (Makino, 1979), sau đó lan qua Trung Quốc, Nhật Bản, vùng đông bắc Úc châu và nhiều nước khác từ Bắc Kinh ở vỉ tuyến 40o Bắc đến Úc ở vỉ tuyến 20o Nam . Cây sen là loại cây được tiêu thụ mạnh khắp châu Á. Lá, bông, hạt và củ đều là những bộ phận có thể ăn được. Riêng bông sen được sử dụng trong nhiều lễ hội ở các nước châu Á. Tuy nhiên củ sen lại có thị trường lớn nhất so với các bộ phận khác của cây sen.[1]



Món ngon từ  Sen


Sen là món vừa dễ kiếm vừa dễ ăn. Từ củ sen, ngó sen, thậm chí lá sen bạn có thể làm được những món ăn khá lạ miệng. Mời bạn cùng trổ tài từ những gợi ý dưới đây.









Những món ngon chế biến từ sen
Ảnh: Món Ngon.

Gỏi ngó sen [2]


Nguyên liệu: 1/2 ngó sen, 200 g cà rốt bào sợi sẵn, 300 g tôm thẻ, 200 g thịt rọi ba chỉ hay thịt nách, 1 nắm rau răm, 25 g mè rang vàng, tỏi băm, 1 trái ớt băm, 1 trái chanh.


Gia vị: đường, bột ngọt, nước mắm, dấm, 2 muỗng súp tỏi băm.


Cách làm:

Tôm luộc chín với ít rượu trắng cho thơm, lột vỏ chừa đuôi. Thịt luộc chín, thái lát.

Ngó sen cắt khúc, ngâm nước chanh cho không đen, dùng đũa quậy lấy xơ, ngâm với dấm đường (pha ít chua ngọt) trước 1 ngày (có thể mua ngó sen ngâm chua sẵn ở chợ). Chắt bỏ nước dấm, xóc với ít đường cho ra bớt chất chua, vắt sơ.


Cà rốt ướp ít muối cho ra nước, xả nước lại, vắt ráo. Rau răm thái nhuyễn.

Trộn ngó sen, cà rốt, tôm thịt với 1 muỗng súp tỏi băm, ớt, đường, bột ngọt, nước mắm, chanh cho vừa ăn.

1 muỗng súp tỏi còn lại phi vàng thơm, cho vào gỏi. Cho gỏi ra đĩa, trên rắc mè và rau răm.









Những món ngon chế biến từ sen
Ảnh: Món Ngon.

Kim chi củ sen [2]


Nguyên liệu: 1/2 kg củ sen, 1 củ cà rốt, 200 g dưa chuột đã ngâm chua. 1 thìa súp tỏi băm, 2 muỗng súp gừng băm, 1 củ gừng cỡ ngón cái, 1 muỗng súp ớt bột Hàn Quốc.


Gia vị: Đường, bột ngọt, nước mắm, dấm, muối bột.

Cách làm:

Củ sen bào vỏ, cắt khoanh dày khoảng 3 mm, ngâm nước chanh cho không đen, hòa dấm đường ngâm cho chua (khoảng 2 ngày), vắt bỏ dấm, cho 4 muỗng súp đường xóc đều, để cho ráo nước, chắt bỏ (làm 2 lần).


Dưa chuột xóc đường cho ra dấm, chắt bỏ dấm. Cà rốt cắt khoanh dày 2mm, xóc muối cho ra nước, rửa lại, vắt thật ráo.

Gừng củ cắt sợi, gừng băm vắt lấy nước. Cho tất cả vào thau, cho gia vị, ớt bột, tỏi băm vào nêm cho chua ngọt, có chút ít mặn cho vừa ăn theo khẩu vị.

Món này trộn 1 ngày sau dùng được, bảo quản trong tủ lạnh ăn cả tuần.









Ảnh: Món Ngon.

Ngó sen xào tôm tươi [2]


Nguyên liệu: 1/2 kg ngó sen, 250 g tôm sú. Hành ngò, gia vị, chanh, tỏi băm.

Cách làm:

Ngó sen cắt khúc, ngâm chanh, dùng đũa lấy xơ, rửa lại nước cho sạch. Tôm lột vỏ chừa đuôi, xẻ sống lưng lấy bỏ chỉ.


Phi tỏi băm cho thơm, cho tôm vào xào với lửa lớn cho săn, cho tiếp ngó sen, gia vị vào xào vừa chín tới, nêm lại cho vừa ăn, tắt lửa múc ra đĩa, cho tiêu và hành ngò lên mặt.












Ảnh: Món Ngon.

Canh củ sen hầm giò heo [2]


Nguyên liệu: 1/2 kg củ sen, 1 củ cà rốt, 1 sâu hạt sen khô, 15 quả táo khô, 1/2 giò heo trước, chặt miếng vừa ăn. Hành ngò, gia vị (bột nêm, đường, tiêu).


Cách làm:

Củ sen bào vỏ, cắt khoanh dày 5 mm, ngâm rửa chanh cho không bị đen. Cà rốt tỉa khía, cắt khoang dày 1 cm.


Hạt sen rửa sạch, luộc mềm. Táo rửa sạch.

Giò heo hầm sơ, cho củ sen vào hầm chung một lúc cho cà rốt vào hầm, một chút sau cho táo vào.

Sau cùng cho hạt sen vào, nêm gia vị cho vừa ăn. Cho hành ngò.









Ảnh: Món Ngon.

Canh ngó sen [2]


Nguyên liệu: 1/2 kg ngó sen, 300 g tôm sú, 1 vắt me. Gia vị: nước mắm, bột ngọt, đường. Rau om, ngò gai, 1 trái ớt, 1 muỗng súp tỏi băm phi vàng.

Cách làm:

Ngó sen cắt khúc, ngâm chanh, lấy xơ. Me cho ít nước nóng vào tán cho ra nước chua. Tôm cắt bỏ đầu đuôi và chân, rửa sạch. Ngò gai, rau om rửa sạch, cắt nhuyễn, ớt cắt khoanh.

Bắc nồi nước đun sôi lên, cho tôm vào nấu chín sơ, vớt bọt. Cho ngó sen vào nấu vừa sôi vài dạo. Nêm gia vị, nước me cho vừa ăn. Tắt lửa, cho rau om ngò gai, ớt vào.

Cơm Lá Sen [4]


[caption id="" align="alignright" width="315" caption="Ảnh: sao.vn"][/caption]

- Gạo: 300gr

- Hạt sen: 1/2 xâu

- Đậu Hà Lan

- Xá xíu: 0,5gr

- Cà rốt: 0,2gr

- Tôm lột: 0,5gr

- Trứng gà: 1 quả

- Dầu ăn: 1 ít

- Hành lá, tỏi xay

- Muối tiêu, bột ngọt

- Lá sen: 2 lá

- Nấm đông cô cắt hạt lựu

l Thực hiện:

- Xá xíu cắt hột lựu.

- Cà rốt cắt hột lựu luộc chín.

- Đậu Hà Lan luộc chín.

- Bắc chảo lên bếp cho dầu ăn vào, phi thơm tỏi xay rồi cho tất cả vào xào. Sau đó cho trứng gà vào đảo đều, tiếp đến cho cơm vào xào săn.

- Nêm gia vị: muối, tiêu, bột ngọt, cho hành lá vào đảo đều.

- Lá sen hấp qua, cho hạt sen đã luộc và cơm đã chiên vào gói lại. Sau đó cho vào hấp khoảng 10 phút lấy ra, dùng dao nhọn cắt hình bông sen cho đẹp, dọn ra ăn nóng kèm nước tương.

Bê hầm củ sen [6]


Nguyên liệu: Thịt bê: 300g; củ sen: 200g; tỏi băm: 1 muỗng càphê; càrốt: 1 củ; poarô: 1 cây; hành tây: 1 củ; cà paste: 20g; dâu tây: 50g;

[caption id="" align="alignright" width="322" caption="Ảnh: sgtt.vn"][/caption]

bơ: 20g; gia vị: muối, tiêu, đường.

Chế biến và trình bày: Thịt bê rửa sạch cắt cục. Ướp thịt với muối, tiêu, tỏi băm để thấm. Phi thơm tỏi với bơ, cho thịt bê vào xào săn. Cho nước vào hầm thịt bê với củ sen cắt miếng, poarô, càrốt, hành tây. Thấy thịt bê mềm, xào cà paste cho vào, nấu khoảng năm phút, cho dâu tây xay vào. Nêm nếm lại cho vừa ăn. Bê hầm củ sen ăn với bánh mì và muối tiêu.

 

Những bài thuốc quý từ hoa sen [1]



Hoa sen từ lâu đã được biết đến như một loại thuốc quý chữa nhiều bệnh lại vừa dễ kiếm tìm vì hoa thường mọc trong các ao hồ, đầm...


Theo Đông y, hoa sen có tính ấm, vị ngọt, đắng, vào hai kinh Tâm, và Can, có tác dụng làm cho con người khai tâm (làm cho tinh thần tỉnh táo), ích khí, công hiệu giải nhiệt độc, thanh tâm (làm mát tim), lương huyết, hoạt huyết, chỉ huyết, trừ thấp, khu phong. Chữa được các bệnh: thương tích, thổ huyết, chảy máu cam, thiên bào sang (mụn nước), mẩn ngứa... Hoa sen dùng sống cho vào chỗ có mụn phồng nước (thiên bào thấpsang) rất tốt, nếu đốt thành tro chữa được chứng hoàng thủy sang (mụn có nước vàng) nếu cho muối vào giã nát mà chườm thì chữa được nhọt độc.

Một số bài thuốc quý từ hoa sen


* Trà hoa sen: một đóa hoa sen khô, đường phèn 1 thìa nhỏ. Cho hoa sen vào bình, dùng nước sôi hãm, sau 2 phút, hoa sen giãn nở hết, thì cho đường phèn vào bình trên, dùng thìa nhẹ nhàng khuấy đều, uống thaynước trà, sẽ có tác dụng bổ huyết, chữa mất ngủ.


* Hoa sen nấu với ruột heo: nửa kg ruột già heo, 5 bông sen khô, cùng muối, gia vị... Chà sạch ruột heo bằng muối rồi nhúng qua nước sôi, vớt ra, rửa sạch, thái thành từng đoạn. Hoa sen để nguyên vẹn, dùng nước rửa nhanh và sạch, cho vào nồi cùng ruột heo cùng với 4 chén nước ninh kỹ. Trước đun to lửa sau hạ bớt lửa, độ 40 phút, ruột heo nhừ là được. Món này có công dụng chữa trị trĩ xuất huyết.


* Hoa sen xào thịt gà: 2 bông sen tươi, thịt lườn gà nửa bộ, hồng tiêu nửa quả, cùng bột thái bạch 1 thìa to, xì dầu 1 thìa, gia vị. Hoa sen tách từng cánh rửa sạch bằng nước muối, để ráo nước, thái nhỏ như tơ. Thịt gà rửa sạch, thái nhỏ như tơ, thêm xì dầu và bột thái bạch vào trộn đều. Quả hồng tiêu rửa sạch, bỏ hạt, thái nhỏ (có thể thay bằng bột hồ tiêu cũng được). Lúc chảo dầu nóng cho thịt gà vào xào, cho tiếp hoa sen, hồng tiêu, thêm nửa muỗng nước, gia vị, đảo cho nhanh. Món này có tác dụng an thai.


* Bánh thịt hoa sen: 2 hoa sen tươi, nửa kg thịt cuộn, cùng xì dầu, bột thái bạch, tiêu bột, dầu, gia vị. Hoa senbóc từng cánh, dùng nước muối rửa sạch, để ráo, rồi thái nhỏ. Cho gia vị vào thịt rồi trộn đều với hoa sen vụn, nặn thành bánh thịt hoa sen hình tròn. Bắc chảo dầu nóng, đun nhỏ lửa, cho bánh thịt vào rán đến khi hai mặt đều có màu vàng kim thì cho xì dầu, đường và nửa bát nước lã vào đun nhỏ lửa 5 phút là được. Món này có tác dụng bổ tâm thận, hoãn giải cơn đau lưng và eo.


* Liên hoa trà: hoa sen khô 1 bông cho vào bình, rót trực tiếp 2 bát nước sôi vào, hoa sen sẽ giãn nở tỏa mùi hương thơm, có thể ngửi hương thưởng trà. Có tác dụng tiêu thử thấp mùa hè (làm tiêu cái nóng và ẩm trong mùa hè), giải khát, di dưỡng tinh thần.





KỸ THUẬT CANH TÁC [5]


Phần trình bày dưới đây chỉ mang tính gợi ý, kỹ thuật canh tác sen phụ vào yếu tố giống, điều kiện đất và thời tiết để mỗi nông trại có kỹ thuật canh tác phù hợp.


Giống


Như đã trình bày ở phần trên. Có hằng trăm giống sen được trồng theo mục đích lấy củ, lấy hạt hoặc lấy hoa. Có giống có 2 hoặc cả 3 đặc tính trên nhưng được xếp loại theo đặc tính có ưu thế nhất. Giống cho củ có rất ít hoa, thường là hoa trắng, giống cho hoa hạt rất ít, không cho củ. Nhiều giống sen cho củ nhiệt đới không cho củ nếu không có thời kỳ lạnh kéo dài giúp cây dự trữ chất dinh dưỡng để sinh tồn.


Giống cho củ thường phần rễ có 3-4 đoạn kéo dài giống khoanh xúc xích để các chất dinh dưỡng tích lũy khi điều kiện phù hợp. Giống sen cho củ ở Úc phổ biến trên thị trường là giống Quảng Đông, kế đến là giống Paradise và Green Jake. Giống Quảng Đông thích hợp để cho củ, hai giống còn lại cho hoa. Để xuất khẩu củ sen sang Nhật Bản, họ phải trồng giống Tenno và Bitshu, nếu xuất khẩu sang Trung Quốc phải trồng giống Huna Pao. Đây là lý do chính khiến tỉnh Cân Thơ và Vĩnh Long năm 1995 không xuất khẩu củ sen sang Nhật được vì ở củ sen phải dưới 4 tháng.


Giống cho hoa to, nhiều màu sắc cũng mang lại nguồn thu nhập rất lớn. Tuy nhiên, những người trồng sen lấy củ cũng có nguồn thu nhập cao từ khai thác hoa sen và gương sen. Với giống Green Jake và Paradise, mỗi mẫu tây cho 680 hoa/năm.


Giống cho hạt rất ít được sản xuất trên thế giới, đó là lý do giống sen lấy hạt tại Đồng Tháp có lợi thế cạnh tranh cao. Thường những nông dân Úc sản xuất hạt chủ yếu để làm giống, nhưng cũng gặp sự cạnh tranh quyết liệt từ các nguồn giống nhập khẩu. Bình quân 680 hoa cho ra 3,6 kg hạt, 10g hạt có được 8-9 hạt. Sen lấy hạt ở Việt Nam có giống sen ta có gương lõm xuống, ít hạt và giống sen Đài Loan gương lồi lên có nhiều hạt, đuợc nông dân trồng nhiều xuất qua Đài Loan.


Nhân giống


Hạt


Hạt sen được ghi nhận giữ kỹ lục về sức sống, hạt có thể tồn trữ được đến 1.500 năm. Nguyên nhân do hạt khô cứng, vỏ hạt không thấm. Trong nghiên cứu về sinh lý nảy mầm của hạt sen cổ tìm thấy ở phía tây ngoại ô Bắc Kinh đuợc xác định bằng carbon phóng xạ đã đuợc 580 ± 70 tuổi, sau khi xử lý bằng acid sulfuric đậm đặc trong 6 giờ, 75% hạt đã nảy mầm, sau đó cây vẫn phát triển tốt như các hạt sen hiện nay. Kết quả phân tích cho thấy hạt sen cổ vẫn duy trì khả năng tổng hợp protein ở giai đoạn đầu của nảy mầm, vận chuyển những chất dự trữ như tinh bột, globulin trong tử diệp để cung cấp cho thân tăng trưởng, Hơn nũa, hoạt động của phosphorylase trong tinh bột tử diệp của hạt sen cổ cũng tương tự hạt sen hiện nay (Minamikawa và CTV., 1995). Quả sen có vỏ quả cứng bao lấy hạt, quan sát dưới kính hiển vi cho thấy vỏ được cầu tạo bởi 1 lớp biểu bì bên ngoài và 2 lớp tế bào hình chử nhật xếp khích nhau như hàng rào với 1 lớp sợ chống acid xen lẫn giữa chúng như bánh mì sandwich và 1 lớp nhu mô trong cùng (Zhang và CTV., 1985). Những hạt sen cổ đã mất lớp biểu bì bên ngoài do vi sinh vật phân hủy nhưng lớp tế bào hình dậu và sợi đóng vai trò chính trong ngăn cản di chuyển khí và nước trong hạt thoát ra môi trường bên ngoài. Hạt sen tìm thấy ở Đông bắc Trung Quốc nằm trong vùng nhiệt độ thấp với lớp bùn phủ bên trên hạn chế vi sinh vật phát triển nên gúp chúng vẫn duy trì sức sống sau hơn 600 năm. (Yuri Maeda1, Takao Minamikawa, và Ben-Mei Xu, 1995)


Nhân giống bằng hạt được tiến hành bằng cách loại bỏ vỏ, đem hạt ũ ở nhiệt độ 25-30 oC trong môi trường cát bảo hòa nước đã khử trùng nhằm tránh bị nhiễm nấm bệnh.


Nhiêt độ đóng vai trò quyết định đến sự nảy mầm của hạt sen, nó kích thích phôi nảy mầm và phát triển, phá vở miên trạng và tăng sự hòa tan các chất ức chế trong hạt (Baskin và CTV, 2005). Ở 15oC, hầu như hạt không nảy mầm được, ở 20oC, thời gian nảy mầm mất 9 ngày, từ 25-40oC, thời gian nảy mầm rút còn 6 ngày, ở 40oC, xuất hiện triệu chứng mầm chết do nóng (David J. Hicks, 2005). Do bản thân tâm sen có chứa diệp lục nên nó nảy mầm không cần ánh sáng trong 10 ngày (C-Q Tang và CTV, 2002)


Nhân giống bằng hạt sẽ không giữ được đặc tính mong muốn ban đầu của giống sen do tỷ lệ thụ phấn chéo cao. Do đó biện pháp này chủ yếu được sử dụng trong các chương trình nghiên cứu lai tạo giống mới.


Tại Đồng Tháp, nông dân gieo hạt trong nương mạ để tiện chăm sóc, sau 7 ngày hạt nãy mầm, nhổ đem ra cuộng cấy vào 23 ngày sau khi gieo.


Cấy mô


Đây là biện pháp nhân giống có triển vọng trong tương lai theo hướng khai thác công nghiệp, khai thác những giống sen tốt chuyên cho hạt hoặc cho củ. Biện pháp cấy mô sẽ cho ra một lượng cây giống thật lớn đồng cở, giống hệt nhau, kháng sâu bệnh, gíup cho nhà nông khai thác tối đa diện tích đất canh tác. Biện pháp cấy mô góp phần làm hạ giá cung cấp hạt sen giông


Bất lợi của biện pháp cấy mô là kỹ thuật sản xuất giống sạch bệnh trong cấy mô rất khó. Mô sen chiếm thể tích rất lớn do xốp nên khó thanh trùng. Bản chất của môi trường cấy, cũng như nguồn carbon cần thiết để quang hợp trong ống nghiệm khác với điều kiện tư nhiên, không tương quan tuyến tính với mô cấy. Cấy mô nhằm nhân giống thân hơn là điều chỉnh sự phân cắt của thân. Môi trường cấy có triển vọng hiện nay là sử dụng tỷ lệ hợp lý hormone BA và NAA liên kết với thiadiazuron (TDZ). Tuy nhiên môi trường này cần được khảo sát kỹ hơn. Hơn nũa, qui trình chăm sóc cây khi chuyển ra khỏi ống nghiệm chưa có, nhằm giúp cây thích nghi với điều kiện tự nhiên bên ngoài.


Trong công trình nghiên cứu luận án tiến sỉ của David J Hiicks (2005), môi trường thích hợp để trồng sen mà không gây thiếu dinh dưỡng không được thấp hơn 2.66 % N, 3.9 g/kg P, and 9.97 mg/kg Ca. Nồng độ gây độc khi lớn hơn 4.25 % N, 6.00g/kg P, và 19.30 g/kgCa. Hàm lượng dưỡng chất thích hợp nhất nằm trong khoảng 253 - 439 ppm N, 20 - 60 ppm P, and 82 - 195 ppm Ca. Lá là bộ phận thích hợp nhất để phân tích đánh giá tình trạng dinh dưỡng.


Nhân giống vô tính từ củ


Đây là phương pháp thuận tiện, nhanh chóng và dễ dàng nhất nhằm giữ được các đặc tính của cây giống ban đầu. Nguồn củ giống được lấy từ vụ trước hoặc những hồ sen chuyên sản xuất giống. Củ giống có ít nhất 2 lóng, cắt ngang đoạn cuối vùi vào đất ẩm sâu 5cm tạo góc nghiêng 15o. Củ sen càng lớn càng cho cây mạnh.


Điều cần lưu ý là củ sen có tính miên trạng nên không thể trồng ngay sau vừa thu hoạch. Phải mất ít nhất 3 tháng củ mới có thể nẫy mầm, nếu trồng ngay phải xử lý bằng nước nóng.


Tại Đồng Tháp, phần lớn sen trồng bằng cách tách ngó từ buội sen đem cấy với mật độ hàng cách hàng 2,5-3m, cây cách cây 2-2,5 m, kỹ thuật này cho phép bắt đầu thu hoạch gương sau 4 tháng.


Chuẩn bị đất


Thiết kế hồ rất quan trọng trong sản xuất sen vì khi đã thiết kế rất khó thay đổi. Vì vậy cần quan tâm đến thiết để thuận tiện cho sản xuất, thuận tiện cho việc bơm và giữ nước. Hồ sâu thích hợp ở đất có địa hình cao, nếu địa hình thấp cần có bờ bao giữ nước.


Đáy hồ cần được bằng phẳng, có lớp sét giữ nước. Tuy nhiên nhiên nếu sét quá nặng sẽ khó thu hoạch củ sen sau này. Lớp đất mặt tơi xốp rất cần thiết và độ dầy của nó tùy thuộc vào loại giống. Có thể tiến hành bón vôi, nhất là đối với đất phèn.


Sen trồng lấy hạt tại Đồng Tháp được trồng chủ yếu trên đất ruộng lúa. Nông dân gia cố bờ bao giữ nước, đất được xới, trục tạo thành lớp bùn dày 30 cm, sau đó rải 300-500 kg vôi/ha và 100-150 kg lân văn điển


Các nhu cầu về môi trường của cây sen


Đất


Đất có tác dụng giúp rễ cây bám vào và phát triển, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, ỗn định pH. Để thuận tiên cho cây sen phát triển và thu hoạch, nhất là theo hướng củ, đất cần có một số đặc tính nhất định như hơi không ngấm nước để củ sen có màu trắng kem.


Cấu trúc lớp đất mặt phải mịn để tránh củ bị trầy xướt. Trong môi trường nước, khi đánh bùn, tác động của trọng lực, những hạt đất có kích thước to mằm dưới, hạt nhỏ nằm trên góp phần làm củ không bị biến dạng. Đất thịt pha sét phù hợp cho củ sen nhất.


Đối với các nước như Đài Loan, Úc…, chủ trang trại cân nhắc giữa đất tại chổ hay vận chuyển đất thích hợp từ nơi khác đến. Đất không thích hợp cho sen bao gồm đất sét nặng rất khó cho rễ phát triển và thu hoạch củ. Tương tự đất cát cũng làm thu hoạch khó khăn do bản chất di động và trọng lượng cao của cát, nó không mang nhiều chất dinh dưỡng và ảnh hưởng đến chất lượng củ (Liu, 1994).


Đất chứa chất hữu cơ từ nguồn không xác định cũng không phù hợp. Chúng có thể chức tannins làm nước bị mặn, hay chứa các chất rắn có thể làm tổn thương củ. Hơn nữa các hạt chất hữu cơ có thể lớn hơn hạt đất. Chất hữu cơ phù hợp phải là phân chuồng ũ với các chất độn có tỷ lệ N/C cao đã hoai mục, nó giúp cho đất giữ được các chất dinh dưỡng, cấu trúc đất tơi xốp và gíup đất ngấm nước nhẹ. Các nghiên cứu cho thấy kích thước hạt và tính thấm có ảnh hưởng đến phẩm chất củ (Nguyen & Hick, 1998).


Chất hữu cơ phải bón khi đất khô, tốt nhất là trước khi trồng. Nếu củ giống đã hết miên trạng thì chất hữu cơ tốt nhất là bón trên mặt hơn là trộn trong đất. Nếu củ sen chưa hết miên trạng thì nhiệt độ cao của chất hữu cơ sẽ kích thích sen nảy mầm.


Chở đất tốt từ nơi khác đến được thực hiện rất tốn kém, tuy nhiên sẽ thích hợp cho canh tác sen trong lâu dài.


Thời tiết


Cây sen cần nhiệt độ ấm của vùng nhiệt đới, bình quân là 25 oC. Sen không tăng trưởng ở vùng bị sương giá do nó rất nhạy cảm với nhiệt độ lạnh. Tuy nhiên củ sen có đặc tính miên trạng qua đông nhằm gíup sen tồn tại.


Do đó thời vụ trồng sen cần bố trí trong mùa nắng, lúc ngày dài. Việc phân hóa củ bị kích thích khi gặp ánh sáng giảm và nhiệt độ thấp. Ở Nhật Bản và bắc Trung Quốc, nông dân còn bảo vệ sen khỏi bị gió và mưa đá.


Tại Đồng Tháp, sen đuợc trồng vào 2 thời vụ chính


- Vụ Đông xuân: trồng vào tháng 12 đến tháng 1 dương lịch


- Vụ Hè thu: trồng vào tháng 5 đến tháng 6 dương lịch.


 


Chất lượng nước


Chất lượng nước rất quan trọng để sen tăng trưởng tốt. Nhiệt độ nước thích hợp và nước phải trong. Nước cũng là yếu tố giới hạn ở các vùng ven biển của nhiều nước. Ngay cả nước có mưa biến đổi theo mùa. Vùng phải phụ thuộc hoàn toàn vào nước bơm và đất không thích hợp bị ngập như đất mặn hay đất bạc màu.


pH đất biến động không lớn ở các nước trồng sen châu Á, sen có thể thích nghi tốt với biến động của pH đất. pH thích hợp nhất là 6-6,5.


Độ sâu thích hợp nhất là 20cm, khi mới gieo chỉ cần 5 cm. Thay đổi độ sâu sẽ ảnh hưởng đến nhiệt độ nước. Độ sâu càng tăng, tính giữ nhiệt càng kéo dài. Việc tăng độ sâu của nước sẽ giúp không chế bệnh thối củ do nấm Fusarium oxysporum pv nelumbicola do nấm này cần oxygen. Nước sâu quá sẽ ảnh hưởng đến phát triển bộ rễ vì việc vận chuyển không khí từ lá qua hệ thống vận chuyển khí gặp trở ngại (Honda, 1987). Việc hình thành củ cũng bị kích thích khi thiếu nước. Cây không bị thiếu nước sẽ không có dấu hiệu hình thành củ và tiếp tục giai đoạn tăng trưởng dinh dưỡng. Do đó nông dân cần tạo sự thiếu nước để kích thích hình thành củ, nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu của thị trường.


Cây sen có thể chịu được nồng độ muối nhất định. Những khảo nghiệm bước đầu cho thấy thành phần natri trong muối bị thay thế bởi ion kali ở nồng độ thấp, mở triển vọng trồng sen ở những nơi bị nhiễm mặn. Nồng độ muối được thể hiện qua độ dẫn điện EC, cây sen chịu được EC 2,8-3,1 mS cm. Lá non bắt đầu bị vàng khi EC 3,2-3,5 mS cm, tăng trưởng ngừng lại


Kỹ thuật canh tác


Đặt hom


Đặt hom củ khi nhiệt độ nóng ấm, hom được đạt theo hàng, hàng cách hàng 2-3m, cây cách cây 1,2-3m, khoảng cách này thay đổi theo giống và điều kiện canh tác. Cây cách bờ hồ 1-2 m.


Lượng hom giống cần thiết phụ thuộc vào khoảng cách trồng. Với mật độ 1,2 x 2m ước lượng cần 4000 hom (Honda, 1987). Trái lại, những nông dân mới cần mua hom giống hoặc dành riêng một diện tích đất để nhân giống liên tiếp trong 2 vụ. Việc du nhập hom giống rất tốn kém do phải qua khâu kiểm dịch, khảo nghiệm tính thích nghi trước khi phóng thích.


Dinh dưỡng và biểu hiện thiếu dinh dưỡng


Bón phân phải dựa trên phân tích đất, lá sen ở các giai đoạn tăng trưởng khác nhau. Lượng dinh dưỡng bị ảnh hưởng bởi loại đất và các biện pháp canh tác trước đó. Phân tích đất sẽ phát hiện các dưỡng chất bị thiếu, dư thừa, pH và các chỉ dẫn cần thiết. Nông dân đối chiếu giữa kết quả phân tích đất và lá , quan sát màu sắc lá để đưa ra biện pháp xử lý thích hợp.


Lượng phân bón phải căn cứ vào thành phần các chất dễ tiêu trong đất, khả năng độn và khả năng trao đổi cation CEC. Đất có CEC cao sẽ giữ các cation trong đất cao, cho phép cung cấp các chất dinh dưỡng đều đặc cho cây. CEC thấp sẽ không có khả năng kềm giữ chất dinh dưỡng do phần lớn chúng nằm trong do đó đất, khi bón phân cần cẩn thận vì dễ gây ngộ độ. Lượng phân bón cần thiết được thể hiện ở bảng 2.


Bảng 2:Nhu cầu dinh dưỡng trên một ha trong khoảng biến động các dưỡng chất trong đất, trong lá non và cuống lá. (Nguyễn Quốc Vọng, 2001)


 























































































































Dưỡng chất


Lượng phân kg/haĐấtLá non 

 

Cuống lá


 
N (%)200-4000,75-1,0 mg/kg2,2-3,40,8-2
Phosphorous(%)40-20020-25 mg/kg0,203-0,4030,08-0,396
Kali(%)250-5000,15-0,24 meq/100 g1,163-3.0691,894-3,419
Calcium(%)100-1502,5-3,5 meq/100 g0,227-1,2390,275-0,826
Magnesium(%)60-1001,90-2,54 meq/100 g0.306-0,9010,227-0,826
Sulphur(%)30-50 mg/kg0,221-0,3290.126-0,372
Clor (%)20-70 mg/kg0,911-1,6331,088-2,863
St (ppm)400-450 mg/kg35,3-110,122,4-75,6
Manganese(ppm)80-260 mg/kg1,364-8,380602-2511
Natri (%)0,46 meq/100g0,035-0,1420,174-0,815
Nhôm (ppm)0,28 meq/100g10-9219-204
Đồng (ppm)0,8-1,0 mg/kg7,5-22,59,4-20,9
Kẻm (ppm)1,8-2,5 mg/kg14,2-28,113,6-25,8
Bor1,1-1,2 mg/kg
Silic (%)0,007-0,0470,003-0,017


 


* Bón phân


Phân bón được chia 4-5 lần:




  • Lần đầu bón lót ¼ lượng phân đạm và kali, ½ lượng phân lân và các loại phân trung vi lượng. Nên dùng máy xới vùi phân vào trong đất sau khi rút nước ra, nếu diện tích nhỏ cào bằng tran.

  • Bón thúc lần thứ nhất 2 tháng sau khi cấy, ¼ lượng đạm và kali

  • Bón thúc lần thứ hai 3,5 tháng sau khi cấy, ¼ lượng kali, toàn bộ phân đạm, lân và các loại phân trung vi lượng khác.

  • Bón thúc lần thứ ba ¼ lượng kali còn lại. Vào giai đoạn này cây phát triển củ nên rất cần kali, ít cần phân đạm.


Lượng phân bón cụ thể đuợc nông dân Đồng Tháp áp dụng như sau:


- Lần 1: vào 10 ngày sau khi cấy (NSKC) tiến hành làm sạch cỏ, rải đều khắp ruộng 25 kg DAP và 25 kg Urê


- Lần 2: vào 30 NSKC với lượng phân 50 kg Urê, 50 kg DAP và 50 kg NPK


- Lần 3: vào 50 NSKC với lượng phân 50 kg Urê, 50 kg DAP và 50 kg NPK


- Lần 4: khi cây sen bắt đầu ra hoa, rải phân với liều lượng 25kg Urê, 25kg DAP và 100kg kali




  • Triệu chứng thiếu dinh dưỡng



  • Thiếu đạm: sen có nhu cầu đạm rất lớn vào giai đoạn tăng trưởng dinh dưỡng. Triệu chứng thiếu đạm xuất hiện trên lá già, phiến lá chuyển sang màu vàng do đạm từ lá già chuyển sang nuôi đỉnh sinh trưởng. Sau đó lá khô nhanh chóng. Thiếu đạm trầm trọng sẽ làm cây lùn lại. Tuy nhiên bón nhiều phân đạm, đặc biệt lúc hình thành củ sẽ kích thích phát triển thân ngầm hơn là củ. Ngộ độc phân đạm phiến lá bị cháy tạo vết hình tròn ở giữa 2 gân lá, nơi trao đổi khí xãy ra.

  • Thiếu lân: sen rất nhạy cãm với phân lân. Thiếu lân lá có biểu hiện màu xanh đậm có những vệt tím (anthocyanosis) trên lá non. Khi thiếu trầm trọng lá sẽ chuyển sang màu tím hòan toàn, gân lá chuyển sang màu xám đen và khô, cây tăng trưởng rất chậm. Thừa lân lá non bị biến dạng, không bung ra được.

  • Thiếu kali: sen có nhu cầu kali rất lớn vào giai đoạn trổ hoa và hình thành củ. Biểu hiện đầu tiên trên là những vệt vàng chạy dọc theo gân lá già. Vệt vàng ngày càng lan rộng sau đó chuyển sang màu nâu.

  • Thiếu ma-nhê (mg): triệu chứng xuất hiện trên lá già, có những đốm vàng giữa 2 gân lá, do Mg di chuyển sang đỉnh sinh trưởng. Thiếu trầm trọng vệt vàng sẽ lan rộng ra cả phiến lá

  • Thiếu calci: thiếu calci có triệu chứng tương tự như thiếu ma-nhê, những đốm vàng xuất hiện trên lá già, sau đó chuyển sang màu cam. Có khác là lá dòn dễ vở


Quản lý dịch hại


Thật khó đưa ra một khuyến cáo về chế độ phun nông dược hoặc hoàn toàn không sử dụng thuốc đối với cây sen trong một giai đoạn nhất định. Hơn nữa có một số loại thuốc gốc dầu lại độc đối với cây. Chỉ khuyến cáo nông dân quan tâm đến sâu xanh và rệp chích hút. Tốt nhất là nông dân nên xịt thử thuốc ở các nồng độ khác nhau để xem ảnh hưởng của nó đối với sâu hại và sen. Định hướng phần trừ dịch hại đối với cây sen là xác định ngưởng kinh tế để tránh gây thất thu trong từng thời kỳ, cần cân nhắc trong việc phun một loại thuốc đăïc hiệu khi dịch hại xuất hiện sớm. Trong đó không bỏ qua việc sử dụng bẩy dính thu hút rệp chích hút và bẩy chua ngọt hoặc pheromone thu hút bướm sâu xanh.


Việc thả nuôi cá trên các ruộng sen cũng góp phần hạn chế phát triển của một số sâu hại. Tuy nhiên ảnh hưởng của phân bón đối với cá và chất lượng nước chưa được hiểu biết tường tận, nhiều loại nông dược cũng rất ảnh hưởng đến cá.


* Sâu hại


Đối tượng gây hại sen quan trọng nhất ở châu Á là sâu xanh Heliothis sp. Sâu non tấn công lá chỉ vài ngày sau khi cấy. Lúc đầu lá chỉ bị ăn vài lổ, nhưng khi sâu lớn lá chỉ còn trơ gân, sau đó sâu đục bông và gương sen. Sâu kháng thuốc rất nhanh, nên xịt sớm với loại thuốc Bacillus thuringiensis vì khi sâu lớn vi khuẩn này không phá hủy được hệ thống tiêu hóa. Những gốc thuốc còn hiệu quả là carparyl, pyrethoid và rotenon. Pheromone cũng rất hiệu quả trong thu hút thành trùng nhưng để hạn chế sâu chưa biết rõ.


Rất nhiều loại rệp chích hút tấn công sen, gần thiệt hại đáng kể. Cây mận và xê-ry là ký chủ trung gian của các loại rệp chích hút này. Nhện đỏ cũng rất phổ biến, để lại các vết chích màu vàng trên lá, trị bằng các loại thuốc đặc hiệu như Admire, Confidor, dầu DC plus.


Bướm sâu vẽ bùa Cricotopus ornatus đẻ trứng trên lá, sau đó sâu non đục vào phiến lá, chừa gân lá. Diệt bằng Padan hay B. thuringiensis.


* Bệnh hại


Phổ biến là bệnh đốm phấn do Erysiphe polygoni, Cercospora sp, Ovularia sp và Cylindrocladium hawkesworthii. Chúng tạo những vết bệnh màu vàng, lồi lên trên phiến lá, sau đó chuyển sang màu đen. Bệnh làm giảm quang hợp, ảnh hưởng đến năng suất. Trị bằng các loại thuốc trừ nấm gốc đồng. Bệnh sọc virus do rhabdovirus tạo những sọc vàng trên thân và củ, trên lá có những đốm vàng


Bệnh thối thân do nấm Phythophthora rất phổ biến. Bệnh làm đỉnh sinh trưởng và thân bị thối đen, lây lan rất nhanh trong hồ, triệu chứng ban đầu là lá bị vàng úa cả lá, sau đó khô đi rất nhanh. Mô bị thối đen, bầy nhầy có mùi thối ngay cả rễ vẫn phát triển tốt. Khi hồ bị bệnh, nhổ các sen mắc bệnh đem đốt, hạ mực nước và bón sulphat đồng. Nếu bệnh vẫn tiếp tục lây lan phải khử trùng cả hồ bằng sodium hypochloride.


Bệnh thối củ do nấm Fusarium oxysporum sp nelumbicola và Pythium elongatum. Cả 2 loại nấm này đều tồn tại rất lâu trong đất. Bệnh thường bộc phát khi nhiệt độ cao, ít mưa. Nếu ruộng bị bệnh thì trong mùa tới chọn loại cây trồng khác để canh tác.


Thu hoạch


Đối với giống sen thu hoạch gương, nông dân Đồng Tháp thường thu hoạch vào 25-27 ngày sau khi ra hoa. Sau khi thu, gương đuợc phân loại theo tiêu chuẩn sau:


- Loại 1: Gương màu xanh tươi, có chứa trên 12 hạt chắc, trái sen nằm trong gương hơi lỏng, đầu núm màu đen, vỏ màu vàng nhạt.. Hạt cứng, đúng độ già, có tinh bột.


- Loại 2: Như loại 1 nhưng số hạt chắc 5-11 hạt/gương


- Loại 3: Số hạt chắc nhỏ hơn 5 hạt/gương.


Thời gian thu hoạch kéo dài 40-50 ngày, sau đó sen tàn dần. Nếu muốn trồng tiếp thì nông dân trục theo băng có bề rộng 2 m, chừa lại đường có bề rộng 80 cm. Sau khi trục xong tiến hành rải phân với liều lượng 100-150 kg Urê/ha, cho nước vào ruộng 20cm, 10 ngày sau sen sẽ mọc lại.


Đối với giống thu hoạch củ, nhổ sen để lấy củ đòi hỏi tốn nhiều công lao động, trong quá trình nhổ, khó tránh làm củ không bị tổn thương. Trở ngại lớn hiện nay của các nước trồng sen lấy củ trên thế giới là không có máy thu hoạch củ sen.


Thông thường, thu hoạch củ sen khi nhiệt độ thấp, ngày ngắn, thân sen khô, củ sen bắt đầu miên trạng. Điều này cho phép cây sen hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng để tập trung nuôi củ. Ngoài ra có thể kích thích tạo củ bằng cách rút khô nước.


Để thu hoạch củ sen, trước tiên cần tháo cạn nước ra, sau đó nhổ bằng tay hoặc dùng đinh ba nạy gốc. Năng suất củ sen tại Úc biến động từ 10-30 tấn/ha (Honda, 1987).


Bảo quản và tồn trữ


Hoa sen khi cắt cành, vết thương chổ cắt tiết nhựa ngăn cản hấp thu nước, (Van Doorn and Perik, 1990), sau đó mất nhiều giờ vận chuyển đến tay người mua nên mất nước càng nghiêm trọng. Nếu bao hoa trong giấy gói sẽ kéo dài thời gian hoa tươi. Vết thương nơi cắt sẽ kích thích sản sinh ra ethylene làm hoa sen bị héo rủ. nhanh. Kaneungnit (2001) thử nghiệm các phương pháp kéo dài tuổi thọ của hoa bằng cách ức chế quá trình sản sinh ra ethylene, ông thử dùng các chất như 8-Hydroxyquinoline sulfate (8-HQS), silver thiosulfate (STS), 6-Benzylaminopurine (BA), abscissic acid (ABA), bổ sung sucrose và điều chỉnh pH (pH 3-4), đều không làm giảm lượng ethylene trong hoa. Hiện nay đã tìm đuợc chất 1-methylcyclopropene (1-MCP), là chất ngăn cản hình thành chất ethylene trong hoa hữu hiệu, làm chậm tiến trình hoa rụng kéo dài thời gian sử dụng.


 


Trong trường hợp tiêu thụ nội địa, củ sen chỉ cần cắt rễ, rừa sạch, cho vào các thùng carton để bày bán ở các siêu thị. Nhưng khi xuất khẩu, việc bảo quản và tồn trữ sen rất được quan tâm.


Củ sen loại 1 màu trắng sữa, có 3 lóng bằng nhau, chiều dài của 2 lóng đoạn đầu và đoạn cuối bằng ¼ chiều dài cả củ sen, đường kính trên 40mm, còn tươi, chứa nhiều nước. Hiện nay chưa có khuyến cáo khi rửa nên áp dụng thuốc tẩy hay thuốc trừ nấm, mà để củ sen dưới vòi nước phun thật mạnh để loại đất cát và các mầm bệnh. Thường sau khi thu hoạch, củ sen được cho vào cần xé, chở đến nhà máy sơ chế, đổ vào thùng lớn chứa nước pha bột giặt, sau đó qua vòi nước phun với áp suất lớn để rửa sạch bùn đất, sau đó làm kho bằng hơi gió. Củ sen ướt không được đóng gói, dễ phát sinh bệnh.


Củ sen khi đóng gói cần cẩn thận vì nó dễ bị tổn thương, tạo các vết thâm màu tím. Thùng kín bằng nhựa xốp có bơm khí là giải pháp tốt nhất để giữ củ sen không bị tổn thương và mất nước. Tại Úc, củ sen được chia làm 3 loại đóng vào thùng 1, 2, 5 và 10 kg theo tiêu chuẩn sau





































Loại

Trọng lượng thùng


1 kg2 kg5 kg10 kg
Nhỏ< 3 củ< 5 củ< 6 củ< 13 củ
Trung bình< 4 củ< 6 củ7-12 củ14-20 củ
Nhỏ< 13 củ> 21 củ

 


Điều kiện tồn trữ


Củ sen được tồn trữ ở nhiệt độ 3-7 oC có thể giữ được 5-6 tuần. Dưới 3 oC có biểu hiện triệu chứng tổn thương bề mặt do lạnh. Trên 7 oC kích thích mầm bệnh phát triển và có hiện tượng củ sen giảm trọng lượng do mất nước cho đến khi nhiệt độ trên 12 oC . Trên 15 oC phá vở miên trạng và mầm sen phát triển sử dụng carbohydrate tích trữ trong củ. Tương tự như khi củ sen để lâu trong tối cũng kích thích nảy mầm.


Nếu để trong phòng lạnh, củ sen có hiện tượng mất nước do diện tích trao đổi bề mặt của củ sen rất lớn (các khoảng trống bên trong củ). Do đó đó cần xử lý lạnh trong nước trước khi chuyển qua phòng lạnh. Điều kiện không khí trong khi tồn trữ chưa được nghiên cứu kỹ, hạn chế khí ethylene đến mức thấp nhất và tăng khí CO2 nhằm giảm hô hấp.


Xử lý mầm bệnh


Có 3 loại bệnh trên củ sen thường gặp trong quá trình tồn trữ. Những bệnh này không chuyên biệt theo giống mặc dù giống cho củ nhỏ dể bị nhiễm so với giống cho củ lớn. Chưa có tài liệu hướng dẫn sơ chế củ sen sau khi thu hoạch, các hóa chất dùng xử lý phải đạt vệ sinh an toàn thực phẩm và phải đăng ký với các cơ quan chức năng. Những hóa chất này phải giữ củ sen không bị nhiễm bệnh ít nhất 2 tuần trong khi củ sen không xử lý bị mắc bệnh. Những củ qua xử lý có thể tồn trữ được 6 tuần. Tuy nhiên ước lượng 20% chất hữu cơ trong củ sen không bị nhiễm bệnh.




  • Bệnh thối nhũn củ sen: do vi khuẩn Pseudomonas sp gây ra. Lúc đầu đốm thối nhũn hình tròn màu nâu xuất hiện trên biểu bì, sau đó vết nhũn lan ra nhanh chóng đến phần thịt của củ khi nhiệt độ cao, có mùi khó ngữi. Khi bị thối nhũn, củ sen sẽ bị phá vở miên trạng để phóng thích sucrose tạo nguồn thức ăn cung cấp cho vi khuẩn phát triển.

  • Thối đầu củ hay thối mốc xám: do nấm Botrytis emerea. Đầu tiên là vất thối màu nâu ở 2 đầu củ sen, sau đó chuyển sang màu đen tạo thành những đống vòng. Sợi nấm xâm nhập vào những phần chính của củ cho đến khi cả mô bị nhiễm. Sau đó bắt đầu hình thành các bào tử nấm trên đốm vòng. Bệnh lây lan rất khó ngăn chận do khối lượng bào tử tung ra rất lớn.

  • Anthranose hay thối đen: do nấm Colletotrichum sp. Đầu tiên là những đốm nhỏ màu nâu, sau đó nhanh chóng chuyển sang màu đen phát triển thành những vòng đồng tâm, tiết ra chất nhựa nhầy, bóng và có mùi khó ngữi. Cuối cùng nấm hình thành bộ phận sinh sản để lây qua các đối tượng khác, nhất là trái cây chín. Phương pháp vận chuyển


Để tiêu thụ nội địa, lý tưởng nhất là chuyên chở bằng xe lạnh, chủ hàng được khuyên là không nên chở kèm với các hàng hóa khác có phóng thích khí ethylene. Khi xuất khẩu bằng tàu thì sen phải được bảo quản tốt trong quá trình chuyên chở. Nếu xuất bằng máy bay phải cân nhắc giữa chi phí chuyên chở và giá bán.



Hình tượng Hoa sen trong văn hóa Việt nam [3]


Hoa Sen có vai trò và vị trí đặc biệt cả về tâm linh và văn hóa của người Việt. Từ bao đời nay, Hoa sen đã đi vào lòng người, đi vào cuộc sống và văn hoá của người Việt. Ngắm hoa sen chúng ta có thể thấy và nhận ra hình ảnh con người Việt Nam


Mặc dù sinh ra trong bùn lầy nhưng hoa sen không bị ô nhiễm mà lại có khả năng làm thay đổi hoàn cảnh sống, vì hoa sen hễ mọc ở nơi nào thì sẽ làm cho nước đục nơi đó lắng trong. Sen có cả hương lẫn sắc, nhưng hương sen không quá nồng mà dịu, gợi một tinh thần cao thượng. Sắc sen kín đáo, đằm thắm, cánh trắng phớt hồng, nhụy vàng. Từ khi nở đến khi tàn không hề bị ong bướm bén mảng tới. Qua bao ràng buộc để đến được chỗ khoáng đạt hư không, sen tiếp tục vươn lên dưới ánh mặt trời, khai nụ kết hoa, khoe sắc và xông hương tràn ngập không gian.

Sự hình thành của sen diễn ra theo qui luật nhân quả luân hồi. Sen có cả nụ - hoa - hạt. Hoa nở tượng trưng cho quá khứ, đài sen tượng trưng cho hiện tại và hạt sen tượng trưng cho tương lai, sự nối tiếp liên tục. Vì vậy,  hoa sen trở thành biểu tượng trong nghệ thuật Phật giáo của Phương Đông. Nó tượng trưng cho vẻ đẹp thần bí, huyền ảo, tư tưởng sâu kín. Bông hoa sen cũng tượng trưng cho sự thanh cao, bất khuất của người quân tử, giữ chặt lòng mình trước cám dỗ của lợi danh, giữ cho mình sự trong sạch dù ở giữa chốn bùn nhơ

Từ ý nghĩa tâm linh ấy, bông hoa này đã đi vào tâm thức của  người Việt Nam, trở thành hình tượng trong kiến trúc và điêu khắc của người Việt xưa, trong nghệ thuật, trong văn học, ẩm thực…


Cho đến tận hôm nay, khi bạn bè quốc tế đến với Việt Nam thì hình ảnh đầu tiên họ gặp là  bông sen vàng trên những chuyến bay của Vietnamairline,  hình ảnh biểu hiện cho sự khai sáng và hoàn mỹ; vừa đời thường lại vừa cao quý, linh thiêng; vừa duyên dáng, mềm mại, nhưng không kém phần cứng cáp, đĩnh đạc, tượng trưng cho những con  người Việt Nam dũng cảm kiên cường nhưng đôn hậu và cởi mở.


Biểu tượng Hoa sen trên Trang tin điện tử Bộ Văn hoá – Thông tin (Cinet) - kênh thông tin tuyên truyền chính thức về văn hoá Việt Nam -  cũng chính là để thêm một lần khẳng định:  “Hoa sen – Con người Việt, Tâm hồn Việt, Văn hoá Việt”.







1. Hình tượng hoa sen trong văn học nghệ thuật


Khi nói đến Sen, Là người Việt Nam chắc hẳn ai cũng thuộc câu ca dao:



"Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng


Nhị vàng bông trắng lá xanh


Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn".


Khi xưa, Mạc Đĩnh Chi khi đứng trước vua Trần Anh Tông  đã thể hiện rõ phẩm chất của mình qua bài phú “Ngọc tỉnh liên” (Hoa sen trong giếng ngọc): Vì hoa sen vốn có tiết tháo thanh cao, không hoa nào sánh được, tuy gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn; vả lại sen này lại trồng trong giếng ngọc nữa thì sen càng cao quý biết bao. Ông như sen, dù có phải ở vào hoàn cảnh ô trọc thế nào thì cũng vẫn giữ khí tiết thanh cao, huống chi ở phải vào một thời tốt đẹp, vua minh chánh thì người ông càng cao quý biết mấy. Sen quý nhưng phải có người sành mới biết thưởng thức…”


Làng quê nơi Bác sinh ra cũng có tên là Làng Sen, và có lẽ hoa sen đẹp nhất khi được ví với hình tượng Bác Hồ, người cha già dân tộc, vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta:



 

"Tháp Mười đẹp nhất bông sen


Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ"


...


2. Hoa sen trong mỹ thuật truyền thống của người Việt



Ở Việt Nam, đề tài hoa sen xuất hiện khá sớm trong nghệ thuật tạo hình, hầu như ở thời nào cũng được các nghệ nhân thể hiện trong các đồ án trang trí của nơi thờ tự hoặc ở các công trình văn hóa của cộng đồng. Sen được khai thác, phản ánh dưới nhiều góc độ bố cục khác nhau, xuất hiện hằng xuyên theo chiều dài của lịch sử dân tộc qua những công trình kiến trúc.


Hoa sen trong mỹ thuật thời Đinh - Tiền Lê

Trên một số viên gạch lát nền cỡ lớn tại khu vực đền vua Đinh và đền vua Lê, ngoài đề tài trang trí chim phượng còn có đề tài hoa sen. Đồ án về các hoa sen ở đây gồm 4 loại.


Loại hoa sen có 16 cánh thường được thể hiện nổi trên các viên gạch vuông cỡ lớn. Nhìn chính diện (từ trên xuống), họa tiết được bố cục chung dưới dạng một mặt tròn nằm giữa viên gạch, gồm 3 lớp. Lớp ngoài cùng là 16 cánh sen xếp đều nhau kết thành một vành tròn đều đặn. Lớp giữa gồm những vân xoắn đơn được xếp cùng chiều, nối lưng nhau thành một vành tròn thứ hai, có lẽ thể hiện nhụy hoa. Lớp trong cùng là một hình tròn điểm 13 chấm nổi, thể hiện hình gương sen với các hạt. Mười ba hạt sen được sắp xếp thành các cạnh từ trung tâm chạy ra 8 phía, cân đối, đều đặn. Các cánh sen không chạm thêm chi tiết gì ngoài một đường gờ nhỏ viền theo chu vi của cánh. Loại đồ án hoa sen 16 cánh này còn gặp nhiều ở thời kỳ sau, ở các tảng đá kê chân cột cho nên phần giữa và phần nhị hoa không chạm khắc gì và nó có nhiều nét tương đồng với các đồ án trang trí ở Trung Quốc và Nhật Bản.


Loại hoa sen 14 cánh được trang trí trên một đài sen bằng đất nung, cao xấp xỉ 10,5cm. Đài sen hình tròn, trang trí một hình hoa 14 cánh ở giữa và bao quanh sen là đồ án hoa cúc dây và một băng các chấm tròn. Trong trường hợp này, sen cũng bố cục theo lối nhìn chính diện từ trên xuống, được chia thành 3 lớp như kiểu hoa sen 16 cánh. Lớp thứ hai làm nhụy hoa ở đây rất hẹp, các nhụy được thể hiện như những đường gạch chéo nhỏ. Lớp trong cùng (gương sen) đã có số ụ tròn (thể hiện hạt sen) nhiều tới 21 hạt, gồm một hạt tương đối to ở giữa và 20 hạt nhỏ bao quanh thành 2 vòng (vòng trong 8 và ở vòng ngoài là 12). Đồ án này khắc họa khá tỉ mỉ. Các hạt sen ở giữa đều được thể hiện kép bằng 2 vòng tròn đồng tâm còn trong lòng các cánh sen không những có gờ viền quanh mà còn điểm cả vân lá. Phía ngoài hoa sen là một băng hoa dây mảnh kiểu dây leo tay mướp (có nhiều vào các thời sau). Ngoài cùng là những hình chấm tròn to, mỗi chấm được bao quanh bằng hai đường tròn đồng tâm như kiểu các hạt sen ở giữa.


Loại hoa sen 8 cánh cũng được thể hiện theo lối nhìn chính diện từ trên xuống. Ngoài 8 cánh chính, có 8 cánh phụ ken giữa từng cặp cánh chính. Họa tiết này được trang trí trên mặt hai loại gạch, một có dạng vuông, cỡ 34 x 34cm và một có dạng hình chữ nhật, cỡ 74cm x 34cm. Loại gạch vuông hoa sen bố cục ở giữa, còn loại chữ nhật thì người ta phân đôi viên gạch, hai hoa sen trang trí hai phía. Hoa sen cánh to và ngắn, trong lòng cánh có đường viền. Phần hình tròn thể hiện gương sen ở giữa, với 9 chấm tròn thể hiện hình ảnh của các hạt sen được bố cục với một hạt to ở giữa và 8 hạt nhỏ hơn phân đều ra các phía thành một vòng tròn. Đáng chú ý là giữa cánh sen và gương sen không có lớp nhụy sen như hai đồ án trên mà chỉ là một băng để trơn.


Loại hoa sen số cánh không cố định khá đa dạng, được trang trí ở đầu các ngói ống giọt gianh. Có loại cánh sen thon dài, mũ sen vát; có loại nhỏ, ngắn; có loại to mập; có loại dài có đường gờ xen giữa hai cánh. Số lượng cánh cũng không cố định, có loại 7 cánh , có loại 8, 9 cánh, tất cả đều cách điệu đơn giản, chỉ có cánh sen và đài gương. Có khi đài gương cũng không có hạt sen.


4 loại đồ án hoa sen trên là những đồ án khá đẹp, chứng tỏ tuy các thời Đinh - Tiền Lê ngắn ngủi nhưng cũng đã sáng tạo ra những sản phẩm có dấu ấn đặc trưng trong lịch sử mỹ thuật nước nhà.


Hoa sen trong mỹ thuật thời Lý


Đây là thời kỳ mà Phật giáo phát triển mạnh, được coi như quốc giáo và trang trí hoa sen được ứng dụng rất nhiều với các đài hoa sen, các bệ tượng Phật bằng hoa sen, các kiến trúc hình hoa sen. Những tảng đá kê chân cột cho đến diềm cửa tháp, diềm bệ tượng và cả đồ gốm... hễ đâu có điều kiện thích hợp là nghệ nhân dùng ngay hoa sen để trang trí. Đặc biệt các công trình liên quan đến Phật giáo thì đề tài hoa sen càng được sử dụng nhiều.


Loại đồ án hình hoa sen đỡ chân cột: Do yêu cầu chống mối mọt và ẩm thấp nên các chân cột đều được kê đá. Tận dụng điều đó, các nghệ nhân đã trang trí các cánh sen viền quanh, tạo cảm giác như toàn bộ ngôi chùa được dựng trên các đóa hoa sen. Hoa sen chân cột có phần giống với hoa sen trên các viên gạch ở thời Đinh - Lê, được bố cục các cánh thành một vòng tròn theo kiểu nhìn chính diện từ trên xuống. Hoa bao gồm 16 cánh chính và 16 cánh phụ. Điều khác nhau là các đồ án này của thời Lý không thể hiện phần nhị sen và gương sen, có lẽ vì cột che khuất. Đáng chú ý là lòng của các cánh sen thời Lý ở các di tích liên quan tới vua, thường được chạm thêm đôi rồng dâng chầu lá đề. Nét chạm tỉ mỉ tinh tế, tôn thêm vẻ cao quý của cánh sen. Loại đồ án này còn thấy trên một số đồ gốm men ngọc thời này.


Loại đồ án hoa sen đỡ các vật thiêng, là hình các đài sen trong tư thế nhìn nghiêng, như đài sen làm bệ đỡ cho các chân chim phượng, trong các đồ án phượng múa ở các thành bậc (ở chùa bà Tấm, Hà Nội), hoa sen làm bệ đỡ cho các vật thiêng bố cục trong hình lá đề, hoặc trong các đồ án dàn nhạc, thiên thần, về rồng chầu (ở chùa Phật Tích)... Trong đó các đài sen thường đỡ các lá đề.


Loại đồ án hoa văn hoa sen kết hợp hoa dây và hoa thiêng khác thành băng dọc ở diềm cửa tháp hay ở bệ tượng, nay còn thấy ở di tích chùa Long Đọi, tháp Chương Sơn. Nghệ nhân bố cục thay đổi một hoa sen lại đến một hoa cúc, được thể hiện trong những vòng tròn của hoa dây. Cả vòng tròn này lại gần như tiếp tuyến nhau và chỗ gặp nhau là hình các thiên thần nhỏ bé đang trong động tác múa. Những hoa dây ở đây mang tính chất ước lệ, trên thực tế lá sen, lá cúc đã cách điệu khác hẳn thực tế. Bố cục của đồ án hoa sen trong các trường hợp này thường theo kiểu nhìn nghiêng hơi chếch để thấy cả gương sen với hạt sen. Các cánh sen cũng chia làm hai lớp như loại đồ án đài sen đỡ vật thiêng, nhưng lớp dưới của nó vừa làm đài đỡ vừa biến thành một vòng tròn ôm trọn lấy cả phần trên của gương sen. Tuy cách điệu khá cao nhưng đồ án hoa văn sen này được xếp vào loại có bố cục chuẩn nhất, cân đối và đơn giản trong đường nét mà vẫn mô tả được cái dáng vẻ riêng của hoa sen.


Loại đồ án hoa sen trên gốm men ngọc được trang trí trong lòng một chiếc bát men ngọc (hiện vật trưng bày của Bảo tàng lịch sử Hà Nội). Bát vào loại nhỏ, có màu men ngà hơi chuyển sang màu vàng nâu sẫm. Nghệ nhân gốm khắc chìm hình hoa văn lên đất, sau đó tráng men và đem nung. Đó cũng là kỹ thuật phổ biến của các đồ gốm men ngọc thời Lý. Các hoa sen được thể hiện theo lối nhìn nghiêng, trang trí ở trong lòng bát. Cuống hoa quay vào tâm bát, cứ một bông hoa sen lại một bông hoa cúc, chúng hoàn toàn độc lập với nhau. Tổng cộng có 3 hoa sen và 3 hoa cúc. Hoa sen gồm nhiều cánh, nở rộng ra 2 phía với bố cục tuân thủ sự cân xứng trong toàn bộ đồ án trang trí.


Hoa sen trong mỹ thuật thời Trần


Sang thời Trần, đề tài hoa sen vẫn được kế tục khai thác như trong tạo hình thời Lý. Đáng chú ý, trên một số gốm hoa nâu thời này xuất hiện các đồ án hoa sen với phong cách hiện thực sinh động. Một điều duy nhất để phân biệt là: các hoa văn trong lòng cánh sen thời Lý đôi khi có hình rồng, hoặc hoa dây, mà thời Trần hoàn toàn không có. Cánh sen thời Trần thường chỉ chạm thêm một đường gờ chìm viền theo mép cánh và ở trung tâm mỗi cánh đôi khi được điểm các hạt tròn trong một bố cục cân xứng khá chặt chẽ.













 

Đài Sen thế kỷ 11-12



Đồ án hoa sen đỡ các vật thiêng thời Trần khá phong phú như đồ án đỡ chân chim phượng trên trán bia chùa Tổng (Hưng Yên), đỡ các hình lá đề trong đồ án ở chùa Thái Lạc, chùa Dâu (Bắc Ninh), ở các chân cột, cốn, nhất là ở cửa chùa Thái Lạc, đài sen đỡ phía dưới các tượng phỗng, một đề tài chuẩn của thời kỳ này. Trên các bệ tượng Phật của thời Trần đều chạm thành những đài sen lớn. Cánh sen có 2 hoặc ba lớp, xen kẽ nhau, thể hiện thành những khối nổi, không còn chỉ là hoa văn nữa. Tuy nhiên cũng có những bệ lớp phía dưới cùng lại chỉ chạm nông thành một viền hoa văn trang trí, các cánh sen được chạm nối tiếp nhau vòng quanh bệ, hình thức thường to khoẻ, chen khít dăng thành hàng dài nhiều khi thì bố cục nghiêng mà nhiều nhà nghiên cứu gọi là cánh sen vẹo. Trong lòng các cánh sen thường chạm thêm những hình hoa kết hợp bởi các ô tròn.


Đồ án hoa sen cách điệu thành hoa dây được sử dụng khá nhiều trên kiến trúc của chùa Thái Lạc. Và có lẽ đây cũng là ngôi chùa duy nhất có đồ án trang trí này. Hoa sen chạy dài phía dưới đôi rồng đang trịnh trọng dâng chầu lá đề, hay uốn lượn phía trên các “tầng mây”, nơi có hình các tiên nữ đầu người mình chim đang vừa múa vừa dâng hoa.


Hoa văn hoa sen trên gốm hoa nâu: Gốm hoa nâu được ra đời vào cuối thời Lý và phát triển mạnh ở thời Trần, gồm nhiều loại, kiểu dáng khác nhau. Có loại to như chậu, ang, thạp. Có loại nhỏ như bát, đĩa, liễn,... Hiện vật ngày nay còn lại ở một số bảo tàng như Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Mỹ thuật hoặc các bảo tàng địa phương ở Hà Nội, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Thanh Hóa, Hà Tây.v.v... Một số khác nằm ở các sưu tập tư nhân trong và ngoài nước. Trên các đồ gốm này thường được chia thành ô hoặc thành băng để trang trí bằng cách dùng bút vẽ lên xương đất, sau đó tráng men và kẻ vạch rồi mới đem nung. Đề tài trang trí gồm nhiều loại mà trong đó hoa sen chiếm số lượng lớn. Hoa văn hoa sen có loại đơn giản, chỉ vẽ vạch mấy nét mà thành, như trường hợp một chiếc âu trong sưu tập của Bảo tàng quốc gia Bỉ, phần lớn chúng được vẽ theo lối nhìn nghiêng... Từ một cuống hoa ở dưới vươn lên rồi tiếp đến các cánh hoa đổ ra hai phía bọc quanh một đài gương ở giữa. Hai cánh trên cùng đang ôm lấy gương sen, hai cánh tiếp nở vươn rộng ra hai bên và hai cánh dưới cùng đổ xuống phía dưới. Đơn giản như vậy nhưng vì các cánh sen này không bị gò bó trong một khuôn mẫu đăng đối nào nên trông rất sinh động. Nét bút của nghệ nhân ở đây tung hoành thoải mái. Khi thì nhấn mạnh tạo một mảng đậm cho một cánh sen, lúc lại nâng cao lướt nhẹ mô tả một chi tiết của cuống hoa hay của búp sen. Mỗi ô một hoa, mỗi hoa một kiểu dáng, thường đứng riêng lẻ một mình hoặc kết hợp với một vài cây cỏ và búp sen. Đặc biệt có đồ án trên một chiếc tháp gốm của Bảo tàng Hải Dương, nghệ nhân còn vẽ thêm nhiều búp sen và lá sen nhiều kiểu dáng, có lá bố cục theo lối nhìn chính diện từ trên xuống thành cả mảng tròn to, thấy rõ cả chi tiết các gân lá. Ở một liễn men nâu ở Bảo tàng Lịch sử Hà Nội, hoa sen lại bố cục thành hoa dây uốn lượn cong tròn đều. Cứ mỗi ô trống là một hoa sen, bố cục theo lối nhìn nghiêng, cánh hoa đổ ra hai phía như ở các đồ gốm hoa nâu khác. Dây hoa này có nhiều lá, có lá như một cánh sen, có lá lại giống lá của hoa cúc trông rất sinh động.


Hoa sen trong mỹ thuật thời Lê sơ


Vào thời Lê sơ, đạo Phật bị hạn chế, các chùa tháp không phát triển, nhưng hoa sen vẫn là loại đề tài được chú ý nhiều. Hoa sen không những được trang trí trên các bệ tượng Phật, trên các chân tảng cột chùa mà còn ở các thành bậc cung điện của triều đình và trên cả các bia tiến sĩ ở Văn Miếu.


Đồ án hoa sen ở mặt ngoài thành bậc các cung điện như ở bậc điện Kính Thiên (Hà Nội), điện Lam Kinh (Thanh Hóa), Văn Miếu (Hà Nội). Mặc dù dưới hình thức cuộn vòng của hoa dây, nhưng trung tâm vẫn là bông hoa sen. Hoa sen thể hiện theo kiểu nhìn nghiêng, thấy rõ cả từng lớp của hoa. Trong cùng là một búp hoa còn xếp kín chưa nở. Tiếp đó là các lớp cánh sen toả đều ra hai bên như bố cục hình nan quạt. Vì được cách điệu cao nên ở đây khó nhận ra các cánh sen quen thuộc.


Ở thành bậc điện Lam Kinh đồ án hoa sen cũng giống như ở thành bậc điện Kính Thiên. Đáng chú ý là có một số đồ án ở giữa không phải là chùm cánh, mà lại là cả một đài sen tạo thành một mảng to như hình lá sen, còn ở giữa là các hình xoắn cách điệu. Trên thành bậc cửa Văn Miếu (Hà Nội), các cánh sen vẫn thể hiện theo lối vân xoắn, gương sen ở giữa vẫn chạm lối nhìn nghiêng. Rõ ràng cả hoa sen của 3 thành bậc đều có chung một phong cánh thể hiện. Đó là lối vân xoắn cách điệu cao, đường nét chạm rành mạch sắc nét.


Đồ án hoa sen ở diềm bia: Một số bia thời Lê sơ như các bia tiến sĩ ở Văn Miếu (Hà Nội - 1484), bia chùa Cao (Hà Tây - 1505)... đều có trang trí hình hoa sen xen lẫn các hoa khác. Bố cục hoa sen theo kiểu nhìn nghiêng, còn các cánh hoa thì phần lớn đang chụm lại che kín đài gương, ở trên là 3 lớp cánh đang xếp sát nhau, phía dưới cũng có 3 cánh nhỏ đã nở rộng. Đó là trường hợp hoa sen diềm bia chùa Cao. Còn ở diềm bia Văn Miếu bố cục cũng như vậy nhưng có phần đơn giản hơn. Ở giữa là hai cánh sen ôm lấy đài gương, phía ngoài có 5 cánh nở đều ra các phía, giống hoa sen bệ chùa Ngọc Khám (Bắc Ninh - thế kỷ XVII)












 

Bộ Tam Thế chùa Khám Lạng



Hoa sen trên bệ tượng Phật: Các bệ tượng Phật thời Lê sơ, như bệ các chùa Khám Lạng (Bắc Giang - 1432), chùa Cao (Hà Tây-1505)... đều có trang trí cánh sen . Kiểu cách và chi tiết của các hoa văn này gần giống với các cánh sen trên các bệ thời Trần. Đặc biệt ở chùa Khám Lạng, ngoài các cánh sen to, còn có lớp cánh sen được chạm theo kiểu xếp gối lên nhau chỉ thấy nửa hình, cứ thế mà thành băng dài. Lối bố cục gối lên nhau này cũng đã thấy có ở thời Trần. Ở chùa Cung Kiệm, dưới chân bệ đá của tượng Phật niên đại 1449, còn thể hiện một đóa hoa sen nổi trên sóng nước, chạm theo lối nhìn hơi chếch nghiêng, các cánh sen nở vây quanh một búp sen ở giữa, lá phía ngoài hình sóng, bố cục đơn giải, ít chi tiết.













Hình tượng hoa sen trong nghệ thuật tạo hình Việt là một đề tài rất phong phú, được thể hiện ở rất nhiều các hình thức trang trí mỹ thuật và kiến trúc đặc trưng riêng cho mỗi thời kỳ lịch sử dân tộc. Nó không chỉ mang lại giá trị vật chất cho cuộc sống, mà còn mang giá trị tinh thần vô giá với người Việt. Chính vì vậy hình tượng hoa sen không chỉ là cảm hứng sáng tác của các nghệ nhân xưa, mà ngày nay các họa sĩ hiện đại vẫn có nhiều tác phẩm thành công với đề tài hoa sen, qua nhiều cách nhìn và ngôn ngữ tạo hình khác nhau, nhưng đều biểu đạt được giá trị thẩm mỹ vĩnh hằng của loài hoa đã thấm sâu vào tâm hồn dân tộc Việt.


3. Hoa sen trong văn hoá ẩm thực Việt Nam:


Từ ảnh hưởng của hoa sen trong đời sống tinh thần mà người dân Việt Nam đã đưa sen lên đỉnh cao của văn hóa ẩm thực.


Các bộ phận trên bông hoa sen được biến chế thành những món ăn đặc trưng, mang đậm một hương vị Việt Nam như gỏi ngó sen, mứt sen, trà sen. Sen hồ Tịnh Tâm của Cố đô Huế ngày xưa được dùng để ướp trà cho vua. Người ta ướp trà vào ban đêm. Khi sen vừa hé nhụy là lúc trời đất đang giao hoà, hương còn rất đượm. Trà được đặt vào trong lòng hoa rồi dùng dây buộc lại, ép không cho hoa nở ra, để qua hết đêm trà sẽ hấp thụ toàn bộ hương sen.  Sáng hôm sau thì thu trà, trà sen Huế vì thế có hương thơm thanh khiết và đậm đà đến say lòng.


Chè sen Huế với hạt sen  tươi, bóc vỏ, lột lớp lụa mỏng, xoi tim rồi đem chưng cách thủy, chưng với đường phèn thì hương mới thơm. Chè sen được múc trong bát cổ men sứ màu xanh nhỏ như “mắt trâu”, chỉ độ dăm bảy hạt sen vàng nở lươm tươm. Trong các dịp lễ tết hay kỵ giỗ, chè sen là món quan trọng gần như không thể thiếu trong lễ phẩm. Cúng xong, chỉ một bát thôi là đã thưởng thức đủ cái “quốc hồn quốc túy” của xứ Huế rồi!


Ngoài ra, người Huế  còn dùng  sen để nấu cơm sen rất nổi tiếng trong các món ăn truyền thống Huế. Cách nấu cơm sen cũng hết sức cầu kỳ, chỉ có những người phụ nữ Huế thực thụ tính tình điềm đạm có bản sắc “tôn nữ” mới nấu được cơm sen. Trong những món ăn “bát bửu”, cơm sen xuất hiện với một phong cách rất Huế. Những ai muốn thưởng thức món cơm sen Huế hãy đến cố đô vào mùa sen nở. Ngoài ra, còn có nhiều món ăn thượng vị từ sen Huế mang nhiều hương sắc và hương vị đậm đà.


Còn một nét đặc biệt nữa là người miền Bắc thường dùng dùng lá sen để gói cốm. Hương đồng, cỏ nội quấn quyện với hương đồng cỏ nội. Những hạt cốm xanh màu ngọc thạch trở nên dẻo và thơm lâu hơn khi nằm trong lòng chiếc lá sen tươi.  Hương thơm dìu dịu của lá sen hoà quyện với hương cốm. Thật là một sự kết hợp hài hòa tuyệt vời mà bất cứ ai đã thưởng thức còn nhớ mãi.







Nguồn:

[1] http://bannhanong.vn


[2] http://www.tin247.com

[3] http://www.cinet.gov.vn

[4] http://vietbao.vn

[5] http://suckhoeso.com

[6] http://sgtt.vn

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét