Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2011

Rau răm



[caption id="" align="alignleft" width="320" caption="Ảnh: farm4.static.flickr.com"][/caption]



Cây rau răm (danh pháp khoa học: Persicaria odorata, đồng nghĩa: Polygonum odoratum, thuộc họ Polygonaceae - họ Thân đốt hay họ Rau răm), là cây thân thảo, lá của chúng được sử dụng rộng rãi trong các món ăn của khu vực Đông Nam Á .[3]




Rau răm còn có tên là thủy liễu. Cây thân thảo, mọc dưới nước hoặc ở nơi luôn luôn ẩm ướt. Lá rau răm thuôn dài nhọn ở đầu. Rau răm có hương thơm đặc biệt. Vị cay tính ấm. Có tinh dầu. Nó là một loại gia vị được sử dụng phổ biến trong việc chế biến thức ăn như: Cháo lươn, trứng vịt lộn, gà nộm...[1]




Theo đông y: Rau răm có tác dụng chống viêm hạ khí, kích thích tiêu hoá, trừ phong hàn, hoạt huyết tiêu độc. Rau răm được dùng cả lá cả cây. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Giã sống vắt lấy nước uống, bã đắp. Dùng khô sắc uống. Nó được dùng riêng hoặc phối hợp cùng những vị khác thành bài. Rau răm không độc.[1]




Nó đã được ứng dụng trong dân gian ví như những trường hợp sau đây:




1. Bụng đầy trướng tiêu hoá trì trệ Dùng một nắm rau răm rửa sạch giã nhỏ vắt lấy nước uống. Bã đem xoa vào bụng (xoa tập trung vào vùng rốn).[1]




2. Cảm cúm hắt hơi sổ mũi Rau răm một nắm, gừng sống 3 lát. Hai thứ giã nhỏ vắt lấy nước uống. Hoặc rau răm 20g, tía tô 20g, kinh giới 16g, xương bồ 16g, xuyên khung 10g, bạch chỉ 10g. Kiện 10g. Sắc uống.[1]




3. Chữa rắn cắn: Rau rắm một nắm giã nhỏ vắt lấy nước cho nạn nhân uống. Bã đắp vào nơi vết cắm băng lại (cần làm sớm thì có kết quả tốt).[1]




4. Đau bụng tiêu chảy do nhiễm lạnh: Rau răm (khô) 16g, bạch truật 12g, kinh giới 16g, lương khương 12g, quế 10g, gừng nướng 4g. Đổ nước 2 bát, sắc còn 1 bát. Chia 2 lần uống trong ngày.[1]




5. Nước ăn chân: Rau răm giã nhỏ đắp vào nơi bị tổn thương. Hoặc giã nhỏ lấy nước cốt chấm vào nơi bị đau. Ngày 2 lần (giữ cho vết thương được khô ráo để chống bội nhiễm).[1]




6. Mụn nhọn đang ở giai đoạn cương Rau răm một nắm, muối vài hạt. Hai thứ giã nhỏ, đắp vào nhọt băng lại. Ngày thay thuốc 1 lần. Phương này dùng cho tất cả những trường hợp mụn nhọt, áp se đang ở giai đoạn đầu. Có tác dụng: Chống viêm, hoạt huyết, tiêu độc.[1]




Lưu ý: Rau răm có những ứng dụng rất thiết thực trong đời sống hàng ngày. Bởi vậy mỗi gia đình nên trồng một đám nhỏ ở trong vườn nơi gần nước. Khi cần có ngay để sử dụng.[1]




 




Các món ăn có rau răm:


Cá diếc nấu rau răm[2]:


Cá diếc làm sạch nấu canh với rau răm. Món ăn có tác dụng giải nhiệt.

Nguyên liệu:

- 3 con cá diếc

- 1 dúm rau răm

- 1 trái ớt tươi (xanh)

Cách làm:


- Cá diếc móc ruột bỏ gan, để vậy, rửa sạch, ướp tiêu, hành, bột ngọt và tí muối, để 30 phút. Cho 2 chén nước vào xong đun sôi, thả cá vào, đợi cá chín cho rau răm và 1/2 trái ớt xanh dập dập vào.


- Tắt bếp đem xuống, cho thêm nước mắm ngon vừa ăn.

 




Rau răm kho cá rô mề [4]

[caption id="" align="alignright" width="192" caption="Ảnh: batkhuat.net"][/caption]

Lựa cá còn tươi, con lớn, đánh vẩy, cắt đầu, đuôi, vây, mổ bỏ ruột, rửa sạch, để ráo. Phi mỡ (dầu) tỏi cho thơm rồi đổ nước mắm cùng nước vào. Chờ nước sôi, nêm nếm bột ngọt, đường cho vừa khẩu vị rồi thả cá vào (nước mắm phải ngập xâm xấp cá). Điều chỉnh lửa liu riu cho đến khi nước mắm rút vào cá, da cá nứt ra là cá chín. Rau răm lặt lá, rửa sạch thả vào nồi. Khi rau răm vừa chín tới là nhắc xuống ngay. Cho vào ít tiêu xay. Lưu ý đây là món cá kho có nước để chấm với rau sống (rau thơm, chuối chát, dưa leo…), không nên để nước cá rút cạn quá, mất ngon.

 

Kỹ thuật trồng rau răm [5]:

 

[caption id="" align="alignleft" width="187" caption="Ảnh: niengiamnongnghiep.vn"][/caption]



Chọn giống: Tách gốc giống từ những ruộng đã thu hoạch 2 năm là tốt nhất, hoặc dùng ngọn cây rau có 2/3 là thân già.

Làm đất: Rau răm ưa nước, rất thích hợp với đất sình ở những ruộng chân trũng; cày bừa kỹ, rồi san cho bằng; không nên trồng quá dày hoặc quá thưa: cấy gốc cách gốc 10 cm, hàng cách hàng 20 cm.

Chăm sóc: Sau khi trồng được 3 ngày, cần bón lân + urê (bón nhử) với lượng không đáng kể. 15 ngày sau bón phân NPK (20 kg cho 1.000 m2). Nên bón vào 5 - 6 giờ chiều, sau khi bón phân thì phun nước để rửa cho phân không dính lá, không bị cháy lá rau.

Thu hoạch: Rau trồng được 30 ngày thì bắt đầu cắt thu lứa đầu. Sau khi cắt, bón phân urê và phân NPK, mỗi lứa bón hai lần.









Nguồn:




[1] Sức khỏe đời sống
[2] http://otofc.com
[3] http://vi.wikipedia.org
[4] http://batkhuat.net
[5] http://niengiamnongnghiep.vn



 


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét