Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2011

Hoa Hồng

Ảnh: wikimedia.org

Hồng hay hường là tên gọi chung cho các loài thực vật có hoa dạng cây bụi hoặc cây leo lâu năm thuộc chi Rosa, họ Rosaceae, với hơn 100 loài với màu hoa đa dạng, phân bố từ miền ôn đới đến nhiệt đới. Các loài này nổi tiếng vì hoa đẹp nên thường gọi là hoa hồng. Đa phần có nguồn gốc bản địa châu Á, số ít còn lại có nguồn gốc bản địa châu Âu, Bắc Mỹ, và Tây Bắc Phi. Các loài bản địa, giống cây trồng và cây lai ghép đều được trồng làm cảnh và lấy hương thơm. [1]



Hoa hồng trong văn hóa [1]


Với vẻ đẹp, hình dáng và hương thơm nổi bật, hoa hồng là hoa biểu trưng hay được dùng nhất ở phương Tây, tương ứng trong tổng thể với hình tượng hoa sen ở châu Á, cả hai đều gần gũi với biểu tượng bánh xe. Trong văn hóa Ấn Độ, bông hồng vũ trụ Triparasundari được dùng làm vật đối chiếu với vẻ đẹp của người Mẹ thánh thần, biểu thị một sự hoàn mĩ trọn vẹn và không có thiếu sót. Bên cạnh đó, hoa hồng còn tượng trưng cho phần thưởng cuộc sống, tâm hồn, trái tim, tình yêu, và có thể được chiêm ngưỡng như một mandala.


Trong hệ tranh tượng Kitô giáo, hoa hồng hoặc là cái chén hứng máu của Chúa Kitô, hoặc là sự hóa thân của những giọt máu này và thậm chí, là chính vết thương của Chúa.


Hình hoa hồng gô-thích và hoa hồng hướng gió (hình hoa hồng 32 cánh ứng với 32 hướng gió) đánh dấu bước chuyển của xu hướng biểu trưng của hoa hồng sang xu hướng biểu trưng bánh xe.


Saadi de Chiraz trong đạo Hồi quan niệm vườn hoa hồng là vườn của sự quán tưởng.


Trong văn hóa phương Tây, hoa hồng, bởi sự tương hợp với màu máu chảy, thường xuất hiện như là biểu tượng của sự phục sinh huyền bí. Abd Ul Kadir Gilani so sánh hoa hồng với những vết sẹo trên cơ thể sống, trong khi đó F. Portal quan niệm hoa hồng vào màu hồng hợp thành một biểu tượng của sự tái sinh do có quan hệ gần gũi ngữ nghĩa của từ latinh rosa (hoa hồng) với ros (mưa, sương). Với người Hy Lạp hoa hồng vốn là một loài hoa màu trắng, nhưng khi Adonis bị tử thương, nữ thần Aphorodite chạy đến cứu chàng đã bị đâm phải một cái gai và máu đã nhuộm thẫm những bông hồng cung tiến nàng. Chính ý nghĩa biểu trưng về sự tái sinh đã khiến con người, từ thời cổ đại, đặt những bông hồng lên các nấm mộ, và Hecate, nữ thần âm phủ đôi khi được thể hiện với hình ảnh đầu quấn một vòng hoa hồng có 5 lá.


Theo Bède, ở thế kỷ VII mộ của Chúa Giêxu được sơn một màu pha lẫn trắng và đỏ. Hai yếu tố tạo thành màu của hoa hồng này, màu trắng và màu đỏ, với giá trị biểu trưng truyền thống của chúng phản ánh các bình diện từ trần tục đến thiêng liêng, trong sự khác nhau ứng với sự dâng tặng những bông hồng trắng hay đỏ.


Hoa hồng đã trở thành biểu tượng của tình yêu và còn hơn thế, của sự dâng hiến tình yêu, của tình yêu trong trắng, tương tự ý nghĩa của hoa sen Ai Cập và cây thủy tiên Hy Lạp.


Dù là màu trắng hay màu đỏ, hoa hồng cũng đều được các nhà luyện đan ưa chuộng hơn cả, mà những chuyên luận của họ thường mang những tiêu đề như "Những cây hồng của các nhà triết học". Trong khi đó, hoa hồng màu lam lại biểu tượng của cái bất khả, cái không thể đạt tới.



Tác dụng chữa bệnh


Theo Đông y, hoa hồng ngọt, ấm, hơi đắng, khí thơm, không độc. Khi hái hoa về, bỏ đài, cuống, phơi trong râm cho khô rồi cất vào lọ kín, không phơi nắng để khỏi tan hương vị của hoa.[6]


Chán ăn, mệt mỏi: Lấy một nắm to cánh hoa hồng đỏ, một nắm hoa cúc khô ngâm vào 2 lít nước sôi trong 25 phút sau đó đem lọc lấy nước pha với đường, chế thành si-rô, cho vào chai, bảo quản nơi thoáng, râm, mát uống dần. Nếu không có hoa hồng đỏ có thể dùng hoa hồng trắng.[4]


Hôi miệng: Lấy 5 gr hoa hồng hãm nước sôi để nguội ngậm súc rồi nhổ. Hoặc 5 gr hoa hồng rửa sạch nhai nhuyễn, ngậm một lát rồi nhổ.[4]


Ho ở trẻ em: Lấy cánh hoa hồng trắng tươi rửa sạch trộn hoặc không trộn với nước quả quất và nửa thìa nhỏ mật ong, đem chưng cách thủy cho trẻ uống.[4]

Viêm sưng tuyến vú:
Lấy 30 bông hồng (bỏ cuống và nhụy, phơi trong bong râm, cho một lượng rượu vừa đủ dùng đun sôi cùng hoa hồng, chắt lấy nước thuốc uống lúc còn ấm nóng. Uống khi đã ăn no. Hoặc 7 bông hoa hồng, 7 nụ đinh hương cho vào nồi đun với lượng rượu đủ dùng. Uống nước thuốc bỏ bã. Uống khi đã ăn no.[4]


Kinh nguyệt có sớm hoặc muộn không đều: Lấy 6 - 7 gr cánh hoa hồng hãm nước sôi. Uống thay trà hằng ngày. Hoặc 5 gr hoa hồng, 3 gr hoa quế, 50 ml rượu. Chưng cách thủy hay hấp cơm, để nguội uống.[4]


Chống táo bón: Hoa hồng trắng còn tươi hoặc khô 20 - 40 gr, hãm với 100 ml nước sôi trong 15 - 20 phút, thêm nửa thìa mật ong hoặc đường, uống 2 - 3 lần trước bữa ăn.[5]


Chữa rộp lưỡi, loét lợi, lở miệng: Ngâm bột hoa hồng đỏ 5 gr với 25 ml rượu trắng trong 24 giờ. Đun nhỏ lửa cho rượu bay hơi, đến khi còn sền sệt thì cho thêm 30 gr mật ong vào đun nhẹ, khuấy đều rồi để nguội. Dùng tăm bông sạch thấm thuốc bôi vào chỗ đau, ngày 2 - 4 lần.[5]


Làm đẹp da: Hoa hồng (có thể dùng hoa đã cắm) bứt lấy nguyên cánh cho vào nước đun sôi. Lấy nước đó pha tắm. Làm kiên trì, da sẽ mịn màng, tươi mát.[5]


Trị viêm đại tràng mạn, đi lỵ nhiều lần: vỏ cây canh ki na 50g, hoa hồng tươi 70g, rễ đại hoàng 0,30g. Đổ 150ml nước sắc còn 70ml, chia uống 2 lần trong ngày  trước bữa ăn 45 phút.[6]


Trị lỵ nặng, cấm khẩu: dùng hoa hồng phơi trong bóng râm, sắc nước đặc, uống thay trà trong ngày.[6]


Trị rối loạn tiêu hóa (không thích ăn hoặc thèm ăn vô độ): cánh hoa hồng 30g, hoa kim cúc 30g. Đổ nước vừa đủ đun sôi còn một nửa, pha đường cô thành sirô. Mỗi lần uống 100 - 150ml, ngày uống 2 - 3 lần. Hoặc: hoa hồng 6g, hoa nhài 3g, kim ngân hoa 9g, cam thảo 3g. Hãm nước sôi, uống trong ngày.[6]


Trị đau dạ dày: hoa hồng 15g hãm uống.[6]


Trị nôn ra máu: dùng 100 bông hoa hồng mới nở, đổ nước vừa đủ sắc còn một nửa, hòa đường trắng nấu thành cao. Ngày uống 3 - 4 lần, mỗi lần 2 thìa canh.[6]


Trị nôn ra chất dịch đỏ: hoa hồng không kể nhiều ít, giã nhừ hòa đường trắng nấu thành cao. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 2 thìa canh với nước ấm.[6]


Trị vùng dưới sườn phải và trái đau: dùng hoa hồng phơi trong bóng râm sắc uống thường xuyên thay trà.[6]


Loét lợi, lở mép, rộp lưỡi: bột hoa hồng ngâm rượu, đun sền sệt, bôi vết loét.[6]


Trị bệnh trĩ: dùng gạc thấm nước hoa hồng đắp xương cùng cụt. Đun nước lá dấp cá rửa trĩ.[6]


Viêm lợi, khoang miệng, viêm chân răng: hoa hồng khô tán bột hòa mật ong đắp chỗ viêm.[6]


Món ngon từ Hoa Hồng [7]



Món ngon từ Hoa hồng [7]













































- 10 bông hoa hồng

- 50gr gạo tẻ

- 50gr gạo nếp

- 40gr đường

- 40ml nước






Đến phần hành động này: >:D<








































Bước 1:

- Vo gạo rùi cho vào nấu thành cháo này.

Chú ý là nấu trong nồi sạch, không dính dầu mỡ và không cần nêm nếm gì đâu nhé!









Bước 2:

- Tách lấy cánh hoa hồng.









Bước 3:

- Rửa sạch cánh hoa trong nước ấm rồi vớt ra để ráo nước.









Bước 4:

- Hòa đường vào nước. Sau đó, đun sôi khoảng 5' để làm thành siro.









Bước 5:

- Trong lúc đó thì các bạn cho cánh hoa hồng vào xay nhỏ nghen. Có thể thêm một chút xíu nước lọc vào để xay được dễ hơn.









Bước 6:

- Lọc lấy phần nước cánh hoa hồng nè.









Bước 7:

- Khi đường đã được đun sôi, các bạn tắt bếp đi và nhanh tay đổ nước hoa hồng vào nhé! Nhiệt độ của nước đường rất cao sẽ giúp cho phần nước cánh hoa được chín đảm bảo mà không bị mất màu.









- Với phần siro hoa hồng này, nếu được bảo quản tốt trong tủ lạnh thì có thể để được khoảng 1 tuần đấy.











Bước 8:

- Khi cháo đã chín, các bạn chỉ việc múc ra chén rùi cho thêm siro hoa hồng vào là có thể ăn được.



Kỹ thuật trồng [3]






I. GIỐNG VÀ KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG



1. Giống







[caption id="" align="alignright" width="358" caption="Hoa hồng Đà lạt"][/caption]




Một số giống Hoa hồng đang được trồng phổ biến hiện nay tại Đà Lạt là giống hoa hồng Pháp, Ý, đỏ Hà Lan, Tỷ muội, Vàng titi, Trắng xanh, Song hỷ, Bê Bê,  vàng, đỏ, xanh ngọc, .…

2. Kỹ thuật nhân giống: Hoa hồng được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp giâm cành hoặc ghép mắt

*Thời vụ nhân giống

- Thời vụ nhân giống hoa hồng tốt nhất (từ tháng 2-4) và (từ tháng 8-10) là thời gian tốt nhất giúp cho hom  giống  ra rễ nhanh và đạt tỷ lệ sống cao. Song với điều kiện thời tiết ở Đà Lạt thì việc nhân giống hoa Hồng có thể thực hiện quanh năm.

- Chuẩn bị giá thể: trộn xơ dừa băm nhỏ hoặc tro trấu, đất thịt nhẹ, giàu mùn trộn với phân chuồng hoai theo tỷ lệ 3:1 (đất đồi), trộn đều và đóng vào bịch đen chuyên dùng để ươm cây con.

* Chuẩn bị gốc ghép

- Sử dụng hom hồng dại (Tường vi, tầm xuân) cắt dài từ 20 - 25 cm,  dùng  dao hay kéo cắt cành bén cắt vát 300, không để cho hom bị xơ dập,  nên chọn hom có gai màu tím, hom ở cành bánh tẻ, sạch sâu bệnh. Nhúng hom giống vào dung dịch kích thích ra rễ sau đó cắm vào bầu. Trong thời gian 10 ngày đầu cần che nắng để hom ra rễ, sau đó từ từ cho chiếu sáng  và tiếp tục chăm sóc, giữ ẩm, tỉa bỏ những mầm yếu, kém phát triển chỉ chừa 3-4 mầm khoẻ mạnh, khoảng sau 3 tháng thì có thể ghép được.

- Tiến hành ghép: chọn gốc ghép sinh trưởng tốt, cành mập, khỏe để ghép. Sử dụng mắt ghép đủ tiêu chuẩn từ vườn cây sạch bệnh, lấy mắt ghép có kích thước 1cm x 3cm, có một chồi nhú lên bằng hạt gạo, ghép theo cách ghép da hình chữ T ngược dùng nilon quấn quanh mắt ghép theo kiểu ngói lợp, chừa phần chồi lại. Trong thời gian này nên che nắng mắt ghép và không được tưới ướt mắt ghép, luôn giử ẩm cho gốc ghép. Khoảng 15 ngày sau có thể mở dây nylon ra kiểm tra nếu mắt ghép còn tươi là đạt. Sau đó cắt bỏ hết tán và nhánh của gốc ghép để tập trung nuôi mắt ghép. Có thể giảm che nắng từ từ để mắt ghép làm quen với ánh sáng trực tiếp và tỷ lệ sống cao hơn.

* Chọn cành giâm

-Vườn hoa hồng dùng để cắt hom nhân giống cần được chăm sóc kỹ theo yêu cầu phân bón để đảm bảo hom giống tốt, sạch sâu bệnh.

- Cành hồng dùng để nhân giống là cành bánh tẻ khoẻ, mập, thẳng và sạch sâu bệnh, đang  mang hoa ở giai đoạn sử dụng.

- Chọn mắt giâm: là loại mắt ngủ bắt đầu nhú lên bằng hạt tấm thì khi giâm mắt bắt đầu nẩy lộc ngay, cành giâm phát triển tốt thì khi đem trồng cây có sức sinh trưởng phát triển tốt, cho hoa đẹp.

- Trên cành đã chọn để cắt hom giống giâm chỉ nên lấy đoạn giữa của cành không nên lấy đoạn ngọn và gốc. Hom giống có chiều dài từ 8 – 10 cm trên đoạn cành có từ 1-3 mắt nhưng có 2 mắt là tốt nhất. Khi cắt cành nên dùng kéo cắt cành chuyên dùng, cắt vát 300, không để vết cắt bị dập nát. Trên đoạn cành cắt nên giữ lại từ 2-3 lá chét ở cuống lá mắt trên.

* Kỹ thuật pha, nhúng thuốc kích thích ra rễ: Hoa Hồng là loại cây thân gỗ tương đối khó ra rễ khi giâm, vì vậy muốn kích thích cành giâm ra rễ nhanh ta dùng thuốc kích thích ra rễ như IAA, NAA, axit giberelic với nồng độ từ 2000-2500 ppm.  Hom giống sau khi cắt đem nhúng nhanh vào dung dịch pha sẵn trong khoảng thời gian 3-5 giây rồi cắm vào giá thể được chứa trong bầu nilon hoặc khay nhựa. Khi cắm hom giống phải thẳng đứng, cắm sâu từ 1-1,5cm. Khoảng cách hom giâm từ 4 – 5 cm trong  khay nhựa hoặc mỗi túi bầu là một hom.

II. TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

1. Chuẩn bị đất

Vệ sinh đồng ruộng sạch, xử lý cỏ dại, nhặt các gốc cây rễ cây trên ruộng. Sau đó cày  sâu 45 – 50 cm, bừa kỹ 2 -  lần, bón vôi cải tạo độ chua của đất kết hợp bón lót phân chuồng.

Đánh luống: Mặt luống + rãnh: 1,3m (rãnh 30cm). Luống hình chóp nón, cao từ 25-30 cm,  thoát nước tốt, tránh bị ngập úng.

2. Kỹ thuật trồng hoa hồng

Khoảng cách trồng: cây cách cây 20 – 30 cm, hàng cách hàng 50 cm. Trồng cây giống thẳng đứng, nên trồng theo kiểu nanh sấu.

Khi trồng tay trái giữ cây, tay phải lấp đất nhẹ vào xung quanh gốc, ấn nhẹ tay cho cây đứng, tránh làm đứt rễ cây, không để phân tiếp xúc với đất. Trồng xong t­ới thật đẫm n­ước.

3. Chăm sóc

Lượng phân sử dụng cho 1000m2

- Phân chuồng: 10m3, vôi 200 kg

- Lân: 40 -50 kg

- Ure: 26 - 30kg

- KCl: 30 kg

- Phân vi sinh: 280  - 300 kg

Ngoài ra còn dùng một số phân bón vi lượng phun qua lá để bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây hoa.

Cách bón:

- Bón lót: toàn bộ phân chuồng, lân, phân vi sinh

- Bón thúc:  2 tuần bón một lần

+ Lần 1: 1/5 kg Ure  + 1/5kg KCl

+ Lần 2: 1/5 kg Ure  + 1/ 5 kg KCl

+ Lần 3: 1/6 kg Ure + 2/5kg KCl

+ Lần 4: lượng Ure và KCl còn lại

Ngoài ra định kỳ hàng tháng bổ sung 1 lần phun vi lượng

Với cây hoa hồng có chu kỳ sinh trưởng kéo dài nhiều năm nên hàng năm phải bón  phân chuồng, phân vi sinh, lân, vôi để bổ sung dinh dưỡng cho cây.

4. Kỹ thuật t­ưới n­ước

Có 2 phư­ơng pháp tư­ới: T­ưới n­ước ngập rãnh tức là bơm n­ước vào 2/3 các rãnh để 2 tiếng đồng hồ sau đó rút hết nư­ớc hoặc t­ưới bằng vòi bơm vào mặt luống giữa 2 hàng cây, tránh bắn n­ước nhiều lên bộ lá và nụ sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh lan truyền. Nếu t­ưới bằng vòi bơm thì giữa 2 hàng cây ta tạo ra 1 rãnh nhỏ để khi t­ưới n­ước và phân không chảy ra ngoài.

5. Kỹ thuật bón phân

Hoa hồng rất ­ưa phân hữu cơ, sau khi trồng 1 – 2 tháng là phải t­ưới phân cho cây. Có thể dùng phân hữu cơ ngâm ủ với phân vi sinh sông gianh theo tỷ lệ 2m3 n­ước cần 300 kg phân hữu cơ + 50 kg phân vi sinh tư­ới cho 5.000m2.

6. Kỹ thuật bấm ngọn, vít cành điều tiết sinh tr­ưởng

Ph­ương pháp bấm ngọn, vít cành ta có thể đạt đ­ược 3 mục đích sau:

- Làm tăng năng suất từ 3 – 4 lần (có thể thu từ 7 - 9 bông/1gốc/lần thu).

- Tăng chất l­ượng cành hoa (chiều dài cành hoa > 70 cm)

- Điều khiển ra hoa theo ý muốn

L­ưu ý: Vít cành chỉ áp dụng đối với cây giâm



7. Kỹ thuật bao hoa trên đồng ruộng

Mục đích: Để tránh côn trùng và các tác động của môi trư­ờng xung quanh, đồng thời giữ hoa nhanh nở trong vài ngày. Có 2 cách bao hoa là bao bằng giấy báo (cắt 1 mảnh giấy báo quấn quanh bông hoa và buộc hoặc dán lại) và bao bằng l­ưới bao có sẵn.

8. Phòng trừ sâu bệnh

a. Sâu: trên cây hoa hồng phổ biến nhất là nhện đỏ, sâu xanh, rầy. Dùng thuốc Polytrin, Sherpa, Karate,  Actara, Supracide,  Commite…

b. Bệnh:

*Bệnh đốm đen: Vết bệnh hình tròn hoặc bất định, ở giữa vết bệnh màu xám nhạt, xung quanh màu đen. Vết bệnh xuất hiện cả hai mặt lá. Bệnh nặng làm lá vàng, rụng hàng loạt.

* Bệnh đốm mắt cua : Vết bênh là những đốm nhỏ hình mắt cua, phía trong hơi lõm, ở giữa màu nâu nhạt, xung quanh  nổi gờ màu nâu đậm. Bệnh thường hại chủ yếu trên lá bánh tẻ, lá già, nhiều vết chi chít làm lá vàng, rụng.

* Bệnh đốm vòng: Vết bênh là những đốm nhỏ, hình tròn đồng tâm, màu nâu nhạt. Bệnh hại cả lá bánh tẻ và lá già.

Dùng thuốc Score 250 EC, 2S sea & see 12WP, 12DD, Champion 77WP Daconil 550 SC, Altracol 70 BHN,...để phun phòng trừ các loại bệnh trên.

*Bệnh phấn trắng: Vết bệnh dạng bột phấn màu trắng xám, hình dạng bất định. Bệnh thường hại trên ngọn non, chồi non, lá non, gây hại cả hai mặt lá. Bệnh nặng hại cả thân, cành nụ và hoa, làm hoa biến dạng không nở, thân khô, giảm nụ và bệnh nặng làm  chết cây. Dùng thuốc Score 250 EC, Daconil 550 SC, Som 5DD, Viben 50BHT…

* Bệnh gỉ sắt: Vết bệnh dạng ổ nổi màu vàng da cam hoặc màu nâu gỉ sắt, thường hình thành mặt dưới lá. Mặt trên lá bênh mất màu xanh bình thường, chuyển sang màu vàng nhạt. Bệnh nặng làm lá khô cháy, dễ rụng, hoa nhỏ và ít, cây còi cọc.

- Phòng trị: Phun thuốc Anvil 5 SC, Suppertilt, Coct 85, 2S sea & see 12WP, 12DD, Champion 77WP …

* Bệnh thán thư: Vết bệnh có dạng hình tròn nhỏ, hình thành từ chóp lá, mép lá hoặc giữa phiến lá. Ở giữa vết bệnh màu xám nhạt hơi lõm, xung quanh có viền màu nâu đỏ hoặc màu đen. Trên mô bệnh về sau thường hình thành các hạt đen nhỏ li ti. Bệnh hại lá bánh tẻ và là già.  Phòng trị: Phun thuốc Ticarben 50WP, Derosal 50 SC, Topan, Fusin, Score 250 EC.

* Bệnh mốc sương: Vết bệnh có hình dạnh bất định màu vàng, khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi vết bệnh ăn lan dần ra, liên kết với nhau làm lá vàng rụng. Bệnh xuất hiện ở những lá già và lan dần lên phần trên.

Phòng trị: Benex 50 WP, Bendazol 50WP, Folpan, Ridomil Gold….

IV. THU HOẠCH, BẢO QUẢN HOA SAU CẮT CÀNH

Hoa hồng thu hoạch khi hoa có cánh ngoài vừa hé nở, nên thu vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát lúc cây còn sung nhựa, nhiều nước, thì cành hoa thu mới bền và lâu tàn, trước khi cắt Hoa nên tưới nhiều nước. Cắt cách gốc cành chừa lại 3 lá, phần cành hồng còn lại sẽ cho 3 chồi mới, ta chỉ chọn 1-2 chồi khỏe cho ra hoa tiếp tục.

Sau khi cắt hoa nhúng ngay vào thùng nước có chứa chất khử Etylen khoảng 30 phút, sau đó ngâm vào thùng chứa dung dịch dinh dưỡng cho hoa no khoảng 1 – 3 giờ, nếu có điều kiện thì bảo quản trong kho lạnh, còn không thì phải để hoa ở chõ thoáng mát, sạch sẽ và đóng gói trước khi vận chuyển đi xa. Có như vậy thì hoa cắm mới bền và các nụ hoa sẽ nở hết, không có hiện tượng nụ ngủ.



Sự tích Hoa Hồng [2]


Ngày xửa ngày xưa thật xưa lắm, có một quốc vuơng ở tận phương trời xa xôi bên một khu rừng rộng lớn và rậm rạp. Vương quốc nầy sống thật hòa bình và yên vui sau một thời gian dài triền miên người dân phải đấu tranh để dành quyền độc lập. Và vị anh hùng chỉ huy người dân của quốc gia này đã được dân chúng tôn lên làm vị vua đầu tiên.


Sau thời gian dài chinh chiến, họ chỉ lo an hưởng thái bình và sống cho những quyền lợi của cá nhân mình. Vị hoàng đế kia cũng vậy, ngất ngưỡng trên ngai vàng và hào quang của quyền vị, ông đã bỏ bê việc nước, quên cả chăm sóc cho dân và để mặc lũ bầy tôi tham danh lợi cai trị dân chúng. Vì muốn hoàng đế lảng quên với việc triều chính, bọn tham quan đã chọn một thiếu nữ đẹp tuyệt vời để vua lập làm hoàng hậu . Nhưng trái với ý muốn của bọn quan lại, hoàng hậu lúc nào cũng hết lời khuyên răn nhà vua nên lo cho dân chúng và chỉnh đốn việc triều chính. Lũ quan lại rất ghét hoàng hậu, nhưng không làm gì được vì nhà vua quá thương yêu nàng.


Cho đến ngày kia, sau một thời gian thụ thai, hoàng hậu sinh ra một đứa bé thật kháu khỉnh, dễ thương. Lạ lùng thay, thân thể của đứa bé trai đó lại trong suốt như pha lê, đến độ thấy rõ từng đường gân, mạch máu và trái tim. Thấy cơ hội đã đến, bọn tham quan bèn dèm pha với nhà vua rằng hoàng hậu là một phù thủy trá hình và tuyên truyền tin này ra ngoài cho toàn dân.


Trước áp lực của bầy tôi và sự phản đối của dân chúng, nhà vua đã truất phế hoàng hậu ra khỏi hoàng cung cùng với đứa bé lạ lùng kia. Trở thành một thường dân, hoàng hậu đem con đi khỏi hoàng cung. Đi tới nơi đâu cũng bị dân chúng chửi mắng và xua đuổi. Suốt con đường tìm nơi ẩn trú, hoàng hậu đã bị bao kẻ ném đá, dùng gậy đánh đập mà chỉ biết cắn răng dùng thân thể mình để che chở cho đứa con thơ. Với bao vết thương trên mình, hoàng hậu bồng con đến khu rừng già và ngã ra vì kiệt sức. Nhìn hài nhi mới ra đời trong lúc biết mình sắp chết, hoàng hậu không biết làm gì hơn là đưa tay vuốt ve con mình vài lần, nước mắt tuôn ra và trút hơi thở cuối cùng.


Đứa bé nằm bên mẹ không ai cho ăn nên khóc lên thảm thiết vì cơn đói. Tiếng khóc vang lên tận chín tầng trời làm Thượng Đế động lòng ngó xuống trần gian. Khi thấy hoàn cảnh thương tâm đó, Thượng Đế nổi giận vì lòng tàn ác của người dân vương quốc kia. Ngài bèn sai thiên thần mang đứa bé vô rừng chăm sóc cho nó lớn lên trong tình thương của thiên nhiên và muôn cầm. Sau đó, ngài ban một lời nguyền khiến cho toàn thân thể của từng người dân bị gai nhọn mọc đầy người, để suốt đời không ai được gần gủi ai cho đến khi mọi người biết thương yêu nhau. Từ đó người dân của quốc gia nầy đều mang trên mình một lớp gai, từ vua tôi cho đến hạng bần cùng. Nhưng dù cho lớp gai trên mình ngày một dài và cứng nhọn theo lòng tham ngày càng to lớn, họ cứ sống cho cá nhân mình mặc dù phải trả giá cho lòng vị kỷ đó bằng sự cô đơn khủng khiếp dằn vật tâm linh.


Một ngày kia, nghe tin vương quốc này đang trở nên yếu thế, một quốc gia khác bèn đem quân sang xâm lấn lãnh thổ. Khi quân xâm lăng tràn qua bờ cõi, toàn dân trong nước ai cũng tự lo thân và trốn tránh nghĩa vụ. Nhà vua lúc đó đã lớn tuổi mà vẫn bị lũ bầy tôi tham sống sợ chết làm áp lực bắt đem một toán quân ra chiến đấu. Sức mình thì yếu, sức địch thì mạnh. Sự thất bại đến với nhà vua thật nhanh chóng. Dẫn tàn quân chạy về hoàng thành thì mới hay lũ tham quan đã đem dâng cho giặc tự bao giờ. Phẫn chí, nhà vua quyết liều mình đem quân cố chiếm lại thành trì nhưng cuối cùng phải ngã ngựa vì một mũi tên có tẩm thuốc độc. Nhà vua được một số quân trung thành cứu thoát và chạy trốn đến bên bìa rừng. Nhìn lại binh sĩ lớp bị thương, lớp bỏ mình chung quanh, nhà vua lấy làm hối hận rằng mình đã không nghe lời hoàng hậu khuyên ngày trước. Nhớ đến hoàng hậu, nhà vua lại nhớ đến đứa con thơ vô tội của mình ngày xưa. Rồi nhà vua ngã bệnh vì vết thương hành hạ. Bên ngoài thì địch quân vây khốn, trong rừng thì binh sĩ liều mạng để tử thủ với quân thù. Nhà vua lập đồn trong rừng làm chiến khu và để tập luyện binh sĩ.


Ngày qua ngày, dưới ách đô hộ nghiệt khắc của quân xâm lăng, người dân của vương quốc đó càng nghe đồn thêm về một quốc gia trong khu rừng già huyền bí nọ. Dần dần, người dân tìm cách trốn đi và tìm vào rừng để gia nhập. Phía quân xâm lăng cũng điêu ngoa, họ cho người trà trộn vào trong rừng nhưng kế hoạch không thi hành được vì không thể nào giả mạo được lớp gai cứng mọc trên thân thể của người dân bản xứ. Người dân đã biết đoàn kết để tạo cho khuyết điểm trên thân thể mình thành ưu điểm để chống giặc ngoại xâm. Một ngày kia, với binh hùng tướng mạnh, nhà vua bắt đầu công cuộc dành lại quê hương. Lần nầy, với đoàn quân thiện chiến và với lòng tin thống nhất, nhà vua đã chiếm lại được thành trì và xua đuổi quân xâm lăng ra khỏi lãnh thổ.


Không may, trong trận chiến cuối cùng nhà vua lại bị thương. Vốn đã yếu sức vì tuổi già, lại còn lao lực trong trận chiến dài đăng đẳng, nhà vua bệnh ngày càng thêm nặng. Toàn dân trong nước chưa kịp reo mừng dành lại độc lập đã phải mang nỗi buồn cho tình trạng ngày càng nguy ngập của nhà vua. Biết mình sắp chết, nhà vua trong cơn sốt đã thốt lên rằng:


"Ta chết cũng đành lòng, nhưng trời ơi, sao ta thèm được một lần ôm đứa con mà ta chưa hề biết mặt !..."


Bỗng nhiên có tin báo từ bên ngoài thành có một người thầy thuốc nói sẽ trị hết bệnh cho nhà vua. Cửa hoàng thành rộng mở. Người thầy thuốc bước vào hoàng cung với tấm vải thô che kín thân thể mà không ai nhìn thấy mặt. Khi đến gần giường bệnh, người thầy thuốc đứng lặng yên thật lâu bên nhà vua mà không nói tiếng nào. Khi nghe nhà vua gọi con trong cơn sốt, người thầy thuốc rơi lệ. Giọt lệ nhỏ xuống trên gò má nhăn nheo của nhà vua làm nhà vua thức tỉnh và mở mắt nhìn người đang đứng bên cạnh mình. Khi nhà vua đua tay lên vói, người thầy thuốc bèn nắm chặt lấy tay nhà vua, quì xuống bên cạnh người và nói rằng:


"Thưa phụ hoàng, con đây !".


Rồi người thầy thuốc hất tấm vải thô che mình xuống đất để lộ ra một thân thể trong suốt như pha lê. Để chữa bệnh cho cha, vị hoàng tử nâng vua cha lên và ôm người thật chặt vào lòng, mặc cho những gai nhọn đâm vào người thật sâu. Và máu chàng đã chảy ra. Lạ thay, khi máu của chàng thấm lên thân thể của nhà vua thì nhà vua cũng thấy mình khỏe lại . Và kỳ diệu hơn nữa, lớp gai nhọn trên thân thể nhà vua cũng tan biến dần theo từng giọt máu của vị hoàng tử đổ xuống.


Sau đó vị hoàng tử bèn đặt nhà vua nằm lại trên giường để dưỡng bệnh. Từ từ đứng dậy và bước đến người đứng gần mình nhất, vị hoàng tử ôm lấy người đó và nói:


"Chúng ta hãy thương yêu nhau. Bất cứ hình phạt nặng nề nào của Thượng Đế cũng đều được giảm bớt nếu chúng ta biết chân thành yêu thương nhau".


Rồi cứ thế từ người này sang người khác, chàng đi khắp thành mà ôm từng người một, từ ông lão nghèo nàn đến người thương gia giàu sang, từ em bé tật nguyền đến chàng thanh niên khỏe mạnh. Và cứ thêm mỗi người được ôm thì vị hoàng tử càng yếu dần theo từng giọt máu ứa ra trên thân thể họ. Cho đến lúc kiệt sức, chàng quị xuống bên đường. Tuy vậy, chàng vẫn mở rộng vòng tay kêu gọi mọi người đến cùng chàng mà chia sự sống. Mọi người nức nở khóc trước tình thương bao la của chàng. Những người sau cùng chưa được thoát bệnh đồng quì xuống bên chàng mà nói:


"Chúng tôi xin hoàng tử đừng lao lực thêm nữa. Chúng tôi thành tâm nguyện mang lớp gai này trên mình để người còn được sống cùng chúng tôi".


Lạ thay, từ trên thinh không bỗng có tiếng nhạc thánh thót vang lên và có lời truyền của Thượng Đế phán rằng:


"Lành thay ! Các người hiểu được tình yêu thương chân thật và bỏ đi lòng tị hiềm, ích kỷ. Dám hy sinh bản thân mình cho đồng loại là định nghĩa của yêu thương vậy".


Rồi cùng với thinh âm tan dần vào không gian, các lớp gai trên thân hình của những người còn lại đều biến mất đi. Khi người ta nhìn lại thì vị hoàng tử đang khép mắt lại với lời nói thật hiền hòa thoát ra theo làn hơi thở sau cùng:


"Hạnh phúc là có nhau hôm nay để sống. Yêu thương là biết sống làm sao để ta có nhau ngày mai. Các bạn của tôi ơi, hãy nhớ rằng hạnh phúc không phải là của riêng ta để cho đi hay lấy lại. Hạnh phúc chỉ đến với ta khi ta biết yêu thương lẫn nhau và chia xẻ cho nhau tình thương đó..."


Rồi chàng lìa đời sau câu nói đó. Ngày hôm sau, dưới sự hướng dẫn của nhà vua, toàn dân trong thành đã đưa di thể của chàng xuống lòng đất muôn đời, bên cạnh khu rừng nọ. Lạ thay, khi xác của chàng vừa được chôn dưới lòng đất xong, người ta bỗng thấy có những chim muông, cầm thú kéo thành đoàn từ trong rừng ra nằm quanh ngôi mộ của chàng thật lặng yên và buồn bã. Một năm sau, người ta thấy trên ngôi mộ của chàng và chung quanh khu vực đó mọc lên những bông hoa đỏ tươi như máu với thật nhiều gai nhọn từ gốc đến ngọn. Người ta cho đó là sự kết tinh lại của tình thương của chàng hoàng tử để nhắc nhở cho người đời bài học cao cả nhất về yêu thương và hạnh phúc. Và người ta gọi loài hoa đó là hoa Hồng.


Và mãi mãi đến ngày nay, dù mang nhiều màu sắc khác nhau, loài hoa đó vẫn tượng trưng cho sự yêu thương.






Nguồn:
[1] vi.wikipedia.org
[2] vanhoc.xitrum.net
[3] khuyennonglamdong.gov.vn
[4] thuocdongduoc.vn
[5] eva.vn
[6] khoahocsuckhoe.com
[7] kenh14.vn


 


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét