Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2011

Hành tây



Theo những nghiên cứu ghi chép thì hành được sử dụng từ những năm trước công nguyên và là một vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh.[1]




Hành tây là một thành viên của gia đình hoa huệ tây và có “mối liên hệ mật thiết” với tỏi. Nó thường được gọi là "vua của các loại rau" vì hương vị cay nồng. [1]


Có nhiều loại hành với đủ loại màu sắc, kích thước và vị giác. Các củ hành nhỏ thì thường được gọi là hành lá, bao gồm hẹ, tỏi tây và hẹ tây. [1]



Lợi ích dinh dưỡng


Tuy cùng là một giống nhưng sự khác nhau về chủng loại, thời gian trồng và thời gian lưu trữ cũng làm cho các loại hành này có tác dụng dinh dưỡng khác nhau. [1]


Hành được coi là thực phẩm có tính kháng viêm cao. Ngoài ra, nó lại rất giàu vitamin A, B, C và là một nguồn tiềm năng của acid folic, canxi, phốt pho, magiê, crom, sắt và chất xơ.[1]


Lợi ích sức khỏe


Theo những nghiên cứu ghi chép thì hành được sử dụng từ những năm trước công nguyên và là một vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh.


Một số tác dụng chữa bệnh của hành có thể kể ra như sau:


Giảm cholesterone: Chất sắt có trong hành tây chính là lý do tại sao hành tây được cho là rất tốt trong việc điều trị thiếu máu. [1] <!-- more -->


Chống đông máu:Chỉ cần mỗi ngày ăn nửa củ hành thôi là bạn đã có thể tự giảm đáng kể lượng cholesterone cho mình và giúp bản thân ngăn ngừa những cơn đau tim. [1]


Chống viêm: Các chất chống viêm trong hành rất có ích trong việc giảm các triệu chứng của tình trạng viêm, đặc biệt là viêm khớp và bệnh gút.[1]


Chống nhiễm khuẩn: Hành có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn lây nhiễm, bao gồm cả vi khuẩn E.coli và Salmonella. Ngoài ra, nó còn có hiệu quả chống lại bệnh lao và nhiễm trùng đường tiểu, chẳng hạn như viêm bàng quang.[1]


Tốt cho huyết áp: Dù bạn ăn sống hoặc nấu chín, hành tây cũng giúp bạn hạ huyết áp một cách tự nhiên. Nó cũng làm loãng máu, hòa tan cục máu đông và lọc máu khỏi các chất béo không lành mạnh. [1]


Phòng chống ung thư ruột kết: Fructo-oligosaccharides trong hành kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn có lợi trong ruột kết và giúp giảm nguy cơ phát triển khối u ở ruột kết.[1]


Táo bón và đầy hơi: Ăn nhiều hành tây sẽ giúp giảm táo bón mãn tính và đầy hơi. [1]


Tiểu đường: Chromium trong hành tây giúp các tế bào trong cơ thể của bệnh nhân tiểu đường có phản ứng thích hợp để làm giảm mức độ insulin và cải thiện lượng đường glucose hấp thụ vào cơ thể. [1]


Lợi tiểu và làm sạch máu: Hành có tác dụng giữ nước để tránh sỏi tiết niệu, viêm khớp và bệnh gút. [1]


Chữa ù tai: Trong một số nền văn hóa, người ta nhúng bông vào nước ép hành và chấm vào tai để chống lại sự ù tai.[1]


Rụng tóc: Một nghiên cứu đã cho thấy việc bôi nước ép hành tây trên da đầu hai lần một tuần trong 2 tháng sẽ làm cho tóc mọc lại. Biện pháp này hiệu quả mà chi phí lại chắc chắn rẻ hơn những loại thuốc mọc tóc khác. [1]


Tăng cường miễn dịch: Vị hăng của hành làm tăng lưu thông máu và sự tiết mồ hôi. Đặc biệt trong thời tiết lạnh, hành có tác dụng tránh nhiễm trùng, giảm sốt và đổ mồ hôi ra cảm lạnh và cúm rất tốt.[1]


Loãng xương: Trong hành có chứa một hợp chất có thể ngăn ngừa các hoạt động phá vỡ xương. Đặc biệt nó có lợi cho những phụ nữ có nguy cơ bị loãng xương khi họ đi qua thời kỳ mãn kinh. [1]


Hô hấp: Mỗi ngày bạn nên uống 3-4 thìa cà phê hỗn hợp nước ép hành và mật ong để làm tiêu đờm và ngăn chặn sự tạo đờm trong cơ thể. Hỗn hợp này cũng là vị thuốc để chống lại bệnh cảm lạnh thông thường. [1]


Nâng cao chất lượng “chăn gối”: Hành là một chất kích thích tình dục mạnh, chỉ đứng thứ hai sau tỏi. [1]


Nhiễm trùng đường tiết niệu:Đun sôi hành trong nước cho đến khi nước bốc hơi. Lọc lấy nước củ hành, để nguội và uống. Các đặc tính chống vi khuẩn của hành sẽ giúp làm giảm các cảm giác nóng khi tiểu tiện.[1]



Mẹo chọn và bảo quản hành


Khi mua hành tây, chọn những củ có hình dáng rõ ràng, vỏ khô. Không chọn những củ đã nảy mầm hoặc có dấu hiệu thối rữa, héo hoặc vỏ đổi màu. [1]


Hành có thể được lưu trữ ở nhiệt độ trong phòng nhưng vẫn nên đặt ở nơi thông gió, tránh xa ánh sáng để tránh mọc mầm. Không để hành cùng với khoai tây vì chúng sẽ hấp thụ độ ẩm và khí ethylene từ khoai tây và thối nhanh hơn. [1]


Để không bị cay mắt khi thái hành, hãy để lạnh hoặc cho nó vào nước khoảng một giờ trước khi làm.


Mặc dù hành tây có nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng nó cũng có những nguy cơ tiềm ẩn. Vì vậy chỉ nên dùng ở mức vừa phải.[1]



3 món ngon lạ từ hành tây


Hành tây nhồi cá hấp, hải sản rán hành tây, salat hành tây đều ngon, dễ làm và bạn có thể thực hành cho bữa ăn hằng ngày của gia đình mình.[2]


Bạn sẽ không ngại vừa chế biến vừa chảy nước mắt nếu biết hành tây rất tốt cho tim mạch, giảm căng thẳng, có thể ngăn ngừa một số bệnh ung thư... [2]


Hành nhồi cá hấp [2]


Nguyên liệu: 2 củ hành tây, 100g cà rốt, 200g cá thát lát, một thìa súp nước mắm, 1/2 thìa cà phê tiêu.


Nước sốt: Một thìa súp dầu hào, một thìa súp tương cà, một thìa súp tương ớt, 100ml nước dùng, bột năng.


Cách làm:


- Hành tây bổ đôi, lấy bớt ruột, tỉa răng cưa. Cá thát lát quết dẻo với nước mắm, tiêu. Cho cà rốt thái hạt lựu vào trộn đều làm nhân.


- Dùng thìa nhỏ múc nhân vào ruột củ hành, hấp cách thủy 15 phút rồi cho ra đĩa. Đun sôi các nguyên liệu làm sốt, rưới lên củ hành hấp chín.


- Phết chút dầu ăn lên củ hành trước khi hấp.


Hải sản rán hành tây [2]


Nguyên liệu: 2 củ hành tây, 150g tôm, 100g mực, 150g bột rán giòn, 2 quả trứng gà, 50ml nước, húng lủi, tương ớt, dầu ăn.


Cách làm:


- Hành tây thái mỏng. Mực thái miếng vừa ăn. Tôm bóc vỏ, bỏ đầu và đuôi, chẻ dọc sống lưng lấy chỉ đen.


- Trộn bột rán giòn với trứng gà, chút nước, cho hành tây vào. Nhúng tôm và mực và bột rồi cho vào chảo ngập dầu rán giòn. Món này dùng nóng, dọn kèm tương ớt và húng lủi.


- Để tôm và mực ngon hơn, bạn có thể ướp hải sản với chút hạt nêm, tiêu trước khi chế biến.


Salad hành tây [2]


Nguyên liệu: Một củ hành tây, 2 cây xúc xích, 50g ô liu, 2 quả cà chua, 100g ớt Đà Lạt, mùi tây. Sốt mù tạt: Một thìa súp mù tạt vàng, một thìa cà phê tỏi xay, một thìa súp đường, 2 thìa cà phê hạt nêm, một thìa súp dầu ăn.


Cách làm:


- Hành tây thái múi cau. Xúc xích rán vàng, thái khoanh. Ô liu, cà chua thái khoanh. Ớt Đà Lạt thái miếng vừa ăn.


- Hòa tan các nguyên liệu làm sốt. Cho hành tây, ớt Đà Lạt, xúc xích, ô liu vào thố, rưới sốt mù tạt, trộn đều, cho ra đĩa xếp cà chua.


Để hành bớt mùi hăng, sau khi thái, bạn ngâm hành với nước muối.



Kỹ thuật trồng [3]


I- Giống hành tây


Các giống hành tây trồng ở nước ta chủ yếu là giống lai F1, hạt nhập từ Pháp, Nhật, Mỹ ...
Hiện nay trên địa bàn Hải Dương trồng phổ biến 3 giống F1 của Mỹ: Granex, Grano, VL.
Các giống này đều có thời gian sinh trưởng từ 110 - 120 ngày, năng suất trung bình đạt 30 tấn/ha. Giống Grano năng suất thấp hơn.


 


II- Kỹ thuật trồng trọt
1- Thời vụ
- Gieo hạt từ 25/8 - 15/9. Trồng 20/9 - 5/11.
- Thu hoạch tháng 1 – 2.


2- Vườn ươm


Đất làm vườn ươm phải cao, thoáng, dễ thoát nước. Độ chua từ 6 - 6,5.
Làm đất kỹ, lên luống cao, rộng 1,2 m. Mỗi mét vuông gieo 3 - 4 hạt, lượng hạt cần để trồng 1 sào hành trung bình 100 g (gieo 25 - 30 m2 vườn ươm).


Sau khi gieo xong dùng rơm rạ băm nhỏ hoặc trấu rắc lên trên và tưới đẫm. Sau 7 - 12 ngày hạt nẩy mầm giữ đủ ẩm cho cây. Khi cây cao 3 - 5 cm cần tỉa bớt những cây yếu, cây xấu là những cây mọc đứng thẳng ngay từ đầu không qua giai đoạn " uốn gối ". Đặc điểm này dễ nhận biết khi cây con ở 15 - 20 ngày tuổi.


3- Trồng và chăm sóc


- Đất trồng hành tây cần tơi xốp pha cát, giàu dinh dưỡng, dễ thoát nước. Đất làm nhỏ lên luống rộng 1,2 m, rãnh 0,3 m. Trồng dọc luống, khoảng cách hàng 20 cm, cây trên hàng 15 cm. Cây con đem trồng phải đúng tuổi từ 35-45 ngày tuổi có 5 - 6 lá thật mới nhổ trồng, nếu trồng sớm hành mau bén rễ và sớm cho thu hoạch nhưng củ nhiều nước khó bảo quản. Nên trồng nông lấp đất trên rễ không quá 1 cm.


- Lượng phân bón cho hành tây tính cho 1 sào Bắc bộ như sau:
Phân chuồng hoai : 5 - 7 tạ
Urê : 6,5 - 7 kg
Super lân : 14 - 15 kg
Kali : 7 kg.
Đất chua cần bón thêm vôi bột 25 - 30 kg/sào.





  • Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng + lân + 1/3 đạm và kali trộn đều theo hàng, lượng còn lại chia đều làm 3 lần để bón thúc. Nên pha loãng để tưới.


    Thúc đợt 1: Sau trồng 2 - 3 tuần
    Thúc đợt 2: Sau đợt 1từ 20 - 25 ngày
    Thúc đợt 3: Sau đợt 2 từ 15 - 20 ngày.




  • Chăm sóc: Sau trồng chú ý giữ đủ ẩm cho cây chóng hồi, khơi rãnh tháo nước không để nước đọng lâu.
    Trước khi thu hoạch 1 tháng ngừng tưới nước.
    - Trong các đợt bón thúc kết hợp xới nhẹ đất và nhặt sạch cỏ dại. Sau khi mưa to đất đã khô se lại cần xới phá váng. Nếu thấy cây có hiện tượng vàng lá, chậm lớn có thể tưới thêm nước phân chuồng ngâm với lân pha loãng.




4- Phòng trừ sâu bệnh
- Bệnh Sương mai: Dùng Boocđô 1%, Ridomil, Zinep, Topsin-M... phun định kỳ 7 ngày 1 lần khi nhiệt độ thấp ẩm độ không khí cao trên 90%.
- Bệnh thối củ hành do vi khuẩn hoặc nấm: Có thể xử lý hạt giống hoặc cây con trước khi đem trồng bằng thuốc Stasner, Xanthomix ... và dùng thuốc này phun trừ khi bệnh mới xuất hiện.
- Bệnh mốc xám: Dùng Topsin-M, Carbenzim phun trừ.


5- Thu hoạch
Lúc lá đã già, gần khô 70 - 80% số cây trên ruộng đổ gục là có thể thu hoạch. Chỉ nên thu củ vào những ngày khô ráo, nhổ củ rũ sạch đất phơi 1 - 2 ngày sau đó đem buộc túm treo trên giàn chỗ thoáng. Trước khi đem bán mới cắt dọc để lại một đoạn 2 cm.
Gặp thời tiết mưa phùn kéo dài sau thu hoạch cần hun nóng khoảng 24 - 36 giờ cho tới khi vỏ ngoài khô chuyển màu cánh gián nhạt sau đó mới đem bảo quản./.


Nguồn:


[1] Afamily.vn


[2] vnexpress.net


[3] http://haiduongdost.gov.vn




 


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét