Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2011

Dâu tây

[caption id="" align="alignleft" width="260" caption="Ảnh: wikimedia.org"][/caption]

Dâu tây (danh pháp khoa học: Fragaria) hay còn gọi là dâu đất là một chi cây thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae) cho quả được nhiều người ưa chuộng. Dâu tây xuất xứ từ châu Mỹ và được các nhà làm vườn châu Âu cho lai tạo vào thế kỷ 18 để tạo nên giống dâu tây được trồng rộng rãi hiện nay.[1]


Quả dâu tây thường được sử dụng để làm các món tráng miệng. Dâu tây giàu vitamin C và là nguồn cung cấp dồi dào các chất flavonoit cần thiết cho cơ thể.[1]


Quả dâu tây là một loại quả giả; nghĩa là phần cùi thịt không phải bắt nguồn từ các bầu nhụy (là các "hạt" mà người thông thường nhìn thấy, trên thực tế chúng là một dạng quả bế) mà từ cái móc ở đáy của hypanthium để giữ các bầu nhụy. Từ quan điểm của thực vật học, các hạt là quả thật sự của thực vật, và phần cùi thịt mọng nước của dâu tây là các mô đế hoa bị biến đổi. Nó có màu xanh lục ánh trắng khi còn non và trở thành màu đỏ (ở phần lớn các loài) khi chín.[1]


Các dạng dâu tây hiện đại của chi Fragaria, có nguồn gốc từ châu Mỹ, và là loại cây lai ghép giữa các dạng của Bắc và Nam Mỹ. Một điều thú vị là việc lai ghép chéo được thực hiện tại châu Âu chỉ là để sửa chữa sai lầm. Các nhà làm vườn châu Âu chỉ đem về các cây cái từ Nam Mỹ, và họ buộc phải tạp giao chúng với các dạng Bắc Mỹ nhằm mục đích cho cây lai ra quả và hạt.[1]


Fragaria có nghĩa là "thơm", nghĩa là có mùi thơm, để chỉ phần cùi thịt có hương thơm của quả.[1]


Có trên 20 loài dâu tây khác nhau trên khắp thế giới. Chìa khóa để phân loại các loài dâu tây dựa trên số lượng nhiễm sắc thể của chúng. Có 7 kiểu nhiễm sắc thể cơ bản mà tất cả chúng có nói chung. Tuy nhiên, chúng thể hiện tính đa bội khác nhau. Một số loài là lưỡng bội, có 2 tập hợp chứa 7 nhiễm sắc thể (2n=14). Các loài khác là tứ bội (4 tập hợp, 4n=28), lục bội (6 tập hợp, 6n=42), bát bội (8 tập hợp, 8n=56) hay thập bội (10 tập hợp, 10n=70).[1]


Theo quy tắc đơn giản (với một số ngoại lệ), loài dâu tây với nhiều nhiễm sắc thể hơn sẽ có xu hướng tạo ra cây to hơn, mạnh khỏe hơn với quả mọng to hơn (theo Darrow).[1]


 



Cách chọn dâu tây [2]


- Một quả dâu tây sẽ không tiếp tục chín sau khi hái xuống nên bạn tránh chọn những trái dâu tây với các đốm trắng hay đốm màu xanh lá cây.


- Bạn hãy chọn những quả mọng màu đỏ mà không mềm nhũn hoặc bầm dập. Một trái dâu tây ngon to, tươi và có hình trái tim, quả mọng, vẫn còn nguyên cuống và đài xanh.


- Bạn cũng nên chọn những trái dâu tây được thu hái đúng thời điểm bởi vì nếu dâu tây già sẽ có thể bị khô và rỗng ruột.


- Khi dâu tây mua bán trong giỏ, sọt hoa quả, bạn nên tránh lựa chọn những trái dâu tây cũ, bẩn hặc đã bị bầm nát.


- Nếu mua dâu tây lưu trữ trong hộp nhựa, tránh những hộp bị bẩn dưới đáy hộp hoặc có độ ẩm bên trong.


- Dâu tây có thể được lưu trữ trong tủ lạnh đến 3 ngày. Khi lưu trữ, nên giữ dâu tây trong một túi bóng hoặc để nó trên một khăn giấy trong khi đợi chế biến món ăn. Không bao giờ để dâu tây ở nhiệt độ phòng hoặc trong ánh sáng mặt trời trực tiếp quá lâu vì điều này sẽ làm cho chúng nhanh hư hỏng.


 

7 Lợi ích của Dâu tây [5]


1 Phong phú các thành phần dinh dưỡng: Trong 100g dâu tây có chứa các chất sau: 0,6 protein, 7g carbohydrate, 2,3 chất xơ, 14 mg can-xi, 0,38 mg sắt, 10 mg ma-gie, 19 mg phốt-pho, 166 mg kali, 0,29 mg magan, 56,7 mg vitamin C, 0, 02 mg B1, 0,23 mg B3, 0,059 mg B6… và các axit amin như tryptophan, threonine, lysine…


2 Hàm lượng vitamin C của dâu tây cao gấp 10 lần so với táo tây, nho: Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, một chế độ ăn giàu vitamin C có thể giúp loại bỏ khả năng bị cảm cúm, rút ngắn thời gian bị bệnh và còn là thần dược sắc đẹp.


Vì thế, khi ăn dâu tây, bạn nên ăn quả tươi để tận dụng tối đa lượng vitmin C quý giá này.


3 Giàu chất khoáng: Nguồn chất khoáng phong phú này có tác dụng điều chỉnh sự cân bằng a-xit và kiềm trong cơ thể, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát dục. A-xit hữu cơ trong dâu tây sẽ phân giải chất béo trong thực phẩm, kích thích tiêu hóa, giúp bạn ăn ngon miệng.


4 Chống ung thư: Dâu tây là nguồn thực phẩn chứa nhiều a-xit ellagic. Chất này hiện đang được thử nghiệm trong việc điều trị bệnh ung thư ở con người. A-xit này không bị phân hủy dưới tác dụng của nhiệt nên bạn có thể dùng sống hay chín đều tốt.


5 Chữa phong thấp: Loại quả này có nhiều loại muối khoáng quý và một chất cho phản ứng giống như a-xit ethul salicylic (sát trùng và chống viêm). Nếu ở dạng hóa chất, chất này có hại cho gan và máu. Tuy nhiên, nếu lấy từ cây cỏ thiên nhiên, trong rau quả chưa nấu chín, chất này có tác dụng điều trị hiệu quả và an toàn đối với người mắc bệnh phong thấp.


6 Tăng cường trí nhớ: Fisetin là một loại chất flavonoid tự nhiên trong quả dâu tây và một số loại hoa quả khác như cam, táo tây, lê, nho, hồng… có thể kích thích đường dẫn tín hiệu, giúp tăng cường trí nhớ.


7 Và nhiều tác dụng khác: Dâu tây giúp giảm lượng a xit uric trong nước tiểu, tăng cường đặc tính miễn dịch tự nhiên và các cơ thể tự vệ của cơ thể. Do nhiều loại muối khoáng, loại quả này có tác dụng tốt với bệnh lạ và bệnh do thiếu chất khoáng.


Ngoài ra, thành phần alpah – hydroxy giúp loại bỏ tế bào chết, làm trẻ hóa da, thanh lọc cơ thể…


 



Món ngon từ Dâu tây


Salad dâu tây[3]


Salad bao giờ cũng là món ăn dễ làm và mát nhất trong mùa hè bởi có nhiều loại rau quả. Chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu và trộn tất cả chúng vào với nhau, bạn đã có thức ăn cho cả ngày.


Nguyên liệu (4 phần ăn)

















[caption id="" align="alignright" width="333" caption="Ảnh: http://ngoisao.net"][/caption]



















- 8 miếng thịt xông khói
- 50g rau xà lách trộn với dấm
- 180g pho mát blue cheese
- 50g dưa chuột
- 12 quả dâu tây to
- 5 muỗng dầu ô liu
- 1 muỗng dấm thơm
- Hạt tiêu và muối

Thực hiện

1. Nướng hoặc rán lại thịt xông khói tới khi ngả màu nâu. Cắt thành từng miếng vừa ăn.

- Pho mát cắt thành từng miếng nhỏ.

- Dâu tây rửa sạch, cắt làm tư.

- Dưa chuột rửa sạch, cắt nhỏ.

2. Trộn dầu ô liu, dấm thơm, muối và hạt tiêu vào với nhau.

3. Cho tất cả rau, quả, thịt vào một bát lớn, đổ hỗn hợp dầu ô liu vào trộn đều.

Dâu tây bọc đường [4]


Nguyên liệu:

















[caption id="" align="alignright" width="350" caption="Ảnh: phunuonline.com.vn"][/caption]



















200g dâu tây
500g đường
1 ống va ni

Thực hiện

Dâu tây chọn quả chín vừa, tươi. Rửa sạch dâu, để ráo nước. Xiên dâu vào que tre, một xâu khoảng 5 trái.

Đường và bột va ni cho vào nồi nấu, khi thấy đường tan chảy, chuyển sang màu hơi vàng thì quậy nhanh tay. Thử đường bằng cách cho một lượng nhỏ vào chén nước lạnh, thấy đường không tan, ăn giòn là được.

Nhúng từng xiên dâu vào nồi nước đường, sao cho mỗi trái dâu đều được phủ một lớp áo đường bên ngoài. Hong dưới nắng, hoặc trước gió cho dâu khô là được.
Dâu tây bọc đường là món trẻ em rất yêu thích.

Kỹ thuật trồng dâu tây [6]


A. ĐIỀU KIỆN CANH TÁC

I. ĐẤT TRỒNG

Dâu tây thích hợp với các loại đất thịt nhẹ, hàm lượng chất hữu cơ cao, đất ấm, giữ ẩm nhưng thoát nước tốt. Nếu đất giàu chất hữu cơ cây dâu tây sẽ phát triển tốt, năng suất cao và kéo dài thời gian thu hoạch quả. Độ ẩm cần thiết trên 4%, độ pH thích hợp từ 6-7.


 




[caption id="" align="aligncenter" width="430" caption="Ảnh: www.dalat.gov.vn"][/caption]

II. KHÍ HẬU:

Dâu tây thích hợp với khí hậu mát lạnh. Nhiệt độ phù hợp cho cây dâu từ 18-220C. Đặc biệt là nhiệt độ ngày đêm cao sẽ tạo điều kiện để tăng năng suất và chất lượng trái.















Thời kỳ sinh trưởng phát dụcNhiệt độ thích hợp (0C)
- Phân hóa chồi non và trổ hoa 

- Kết trái

- Quả chin
- 15-24 

- Ngày 20-24, đêm 6-10

- 15-20


Cây dâu đòi hỏi ánh sáng dồi dào thì mới sinh trưởng mạnh, thiếu ánh sáng thường ảnh hưởng đến khả năng ra hoa kết quả. Am độkhông khí cao và mưa kéo dài thường xuất hiện bệnh cây.


B. KỸ THUẬT TRỒNG TRỌT:

I. GIỐNG:

2. Các yếu tố về tiêu chuẩn giống tốt:

  • Kháng bệnh tốt.

  • Màu sắc đẹp.

  • Mùi thơm.

  • Chất lượng ngọt.

  • Độ cứng của quả.

  • Độ ngọt của quả.


Hiện nay ở Đà Lạt nông dân trồng nhiều giống nhưng thông dụng là giống Mỹ đá. Có mang nhiều đặc điểm tốt của giống và phù hợp với điều kiện sinh thái địa phương.


2. Phương pháp nhân giống:


Về nhân giống vô tính có 2 phương pháp thông dụng hiện nay là:




  • Cấy mô: Cây con sẽ đạt được tiêu chuẩn tốt, độ đồng điều cao, phát huy ưu điểm của giống, sức sống khỏe, năng suất cao, sạch bệnh.

  • Tách cây con từ ngó cây mẹ: Phương pháp này dễ làm, chủ động nhưng ảnh  hưởng đến sinh trưởng và phát dục của cây mẹ. Cây con không đạt tiêu chuẩn và sức sống như cây cấy mô. Chỉ nên lấy cây con từ tách ngó cây mẹ dưới 01 năm tuổi thì mới đảm bảo chất lượng giống.


II. KỸ THUẬT LÀM ĐẤT, LÊN LUỐNG:


Chọn đất thịt nhẹ, vùng cao ráo, thoát nước tốt. Cây dâu tây là đối tượng của sâu bệnh khá phong phú. Anh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng trái khi thu hoạch, do đó biện pháp chọn đất, làm đất, xử lý đat cần phải chú trọng đúng mức để hạn chế nguồn bệnh ban đầu lây lan từ đất.




  • Vệ sinh đồng ruộng thu dọn tất cả tàn dư cây trồng, cỏ dại.

  • Làm đất và xử lý vôi 100 kg/1.000m2 và các loại thuốc sâu, thuốc bệnh.

  • Bón lót các loại phân.


Luống trồng:




  • Luống cao 20 – 25 cm ở vùng đất thấp.

  • Luống cao 15 – 20 cm ở vùng đất cao.


Trồng trong nhà nilông: Trồng hàng 3, rò rãnh 1,2m – 1,3m; cây x cây: 35 – 40 cm.


Trồng ngoài trời: Trồng hàng 3 (kiểu nanh sấu), rò rảnh 1,2m – 1,3m, cây x cây: 40 – 45 cm (tùy thuộc vào giống, đất và điều kiện thâm canh). Với điều kiện khí hậu Đà Lạt nếu trồng mật độ dày sẽ dễ phát triển bệnh cây.


III. PHÂN BÓN:

Cây dâu đòi hỏi dinh dưỡng nay đủ và cân đối. Ngoài NPK, cần quan tâm đến nhóm trung lượng, vi lượng vì nó quyết định quan trọng đến chất lượng và khả năng kháng bệnh của cây dâu. Thâm canh cây dâu đòi hỏi phải bón phân đầy đủ phân hữu cơ để bảo đảm lượng mùn trong đất cao ( 8% - 10%) trong điều kiện thuộc đất Đà Lạt thuộc diện nghèo mùn.


Phân hữ cơ sử dụng cho cây dâu cần phải ủ nóng và xử lý thuốc nấm bệnh và đạt yêu cầu hoai mục trứớc khi sử dụng để tránh lây lan nguồn sâu bệnh và cỏ dại.


Bón phân đạm cho cây dâu cần chú ý đến màu sắc của lá thời kỳ, tốc độ sinhtrưởng phát dục để điiều chỉnh liều lượng tăng hay giảm thích hợp.


Phân lân ảnh hưởng đến khả năng ra hoa, đậu trái, phát triển hệ rễ và ra ngó(mạ) của cây dâu.


Phân Kali quyết định về năng suất, trọng lượng độ cứng, chất lượng trái. Khả năng kháng bệnh của cây dâu và tăng cường quang hợp trong điều kiện thiếu ánh sáng trong vụ hè thu, nhất là canh tác trong nhà nilông (cây dâu yêu cầu ánh sáng dồi dào).


Canxi, Bo, Magiê  ảnh hưởng quang trọng đếnchất lượng trái. Canxi còn tạo điều kiện cho sự hấp thụ dinh dưỡng được điều hòa vả hạn che một số bệnh sinh lý trên trái.


Bo ảnh hưởng đến khả năng phân hóa mầm hoa, đậu hoa, chất lượng vàkể cà độ cứng của trái.


Lượng phân đề nghị bón cho cây dâu 1.000m2 (bìnhquân) trong năm thứ nhất (kiến thiết cơ bản và định hình).























DANH MỤCTỔNG SỐBÓN LÓTBÓN THÚC
20 ngày sau trồngĐịnh kỳ 1tháng/1lần
- Phân chuồng 

- Vôi

- Supper lân

- Nitrophoska perfekt 15-5-20

- Ure
- 6-7 m3 

- 150 kg

- 100 kg

- …………

 

- …………
- 6-7 m3 

- 150 kg

- 100 kg

- …………

 

- …………
- ……………………… 

- ………………………

- ………………………

- 40 kg

 

- ………………………
- …………………………… 

- ……………………………

- ……………………………

- 40 kg

 

- 2 kg

Ghi chú:

  • Bón vôi 2 đợt/năm:


- Đợt 1: Bón lót 100 kg.

- Đợt 2: 06 tháng sau khi trồng bón bổ sung 50 kg.

  • Lượng phân định kỳ bón năm thứ nhất là 10 lần/năm, nếu 02 tháng bón 01 lần thì sử dụng lượng gấp đôi. Nếu sử dụng phân đơn thì mỗi đợt bón phân định kỳ có thể bón 10 kg ure, 08 kg kali sunphat và 06 kg supper lân, thay phân hỗn hợp. Sử dụng Acid Boric và MgSO4 phun xịt định kỳ qua lá.

  • Chu kỳ kinh doanh của cây dâu thu hoạch trái kéo dài đến 02 năm hay hơn. Nếu dâu tây trên 01 năm tuổi chức năng sinh lý của rễ kém ảnh hưởng đến hấp thụ dưỡng liệu, do đó nên bổ sung phân qua lá. Đa dạng: đa vi lượng, đa trung lượng định kỳ 10-15 ngày xịt 01 lần.

  • Bón phân cho dâu theo nguyên tắc bón ít nhưng bón nhiều lần trong năm. Lượng phân theo khuyến cáo như trên đối với bón định kỳ có thể tăng hay giảm tùy thuộc vào sức sinh trưởng, phát dục, giai đoạn bội thu, chu kỳ ra trái của cây dâu.


IV. CHĂM SÓC:

1. Ngắt chùm hoa, cắt tỉa ngó:

  • Để cây dâu sinh trưởng mạnh và ổn định trong giai đoạn đầu nên ngắt bỏ chùm hoa bói đầu tiên để tăng cường sinh trưởng và ức chế phát dục.

  • Trong giai đoạn thu hoạch, để trái lớn đều nên cân đối giữa khả năng phát triển của khung tán và số lượng hoa trái trên cây nếu nụ, hoa, trái ra nhiều cần tỉa bout những nụ, hoa,, trái dị dạng và sâu bệnh.

  • Nếu không tận dụng ngó để nhân giống thì nên cắt bỏ toàn bộ ngó.

  • Trong giai đoạn đầu khi thân lá cây dâu chưa phủ luống có thể để ngó với khoảng cách 15 cm (5-6 ngó/cây). Để tăng cường sinh trưởng cây ban đầu. Hạn chế ngó đâm rễ phụ trên luống.


2. Tỉa thân lá:

Đảm bảo mật độ phân tán cây dâu cân đối nên để từ 3-4 thân/gốc. Do đặc điểm của giống, chế độ phân bón, thời tiết, chăm sóc khả năng phân tán, ra lá sẽ khác nhau. Cần tỉa bớt các lá già, sâu bệnh, lá bị che khuất tần dưới. Chú ý không nên tỉa quá nhiều sẽ mất khả năng quang hợp của cây. Các bộ phận của cây sau khi cắt tỉa cần phải tiêu huỷ ở xa ruộng.


3. Che phủ đất:

Dùng các chất liệu hóa học hay hữu cơ để che phủ mặt luống trồng dâu. Phương pháp này có các ưu điểm như sau:

  • Giữ ẩm cho luống trồng.

  • Gia tăng nhiệt độ cho luống trồng (phủ nhựa đen) phù hợp cho sinh trưởng cây dâu đồng thời hạn chế một số nấm bệnh.

  • Cách ly trái tiếp xúc với đất hạn chế bệnh thối trái.

  • Hạn chế cỏ dại và rửa trôi phân bón.


Hiện nay có nhiều phương pháp che phủ luống đang được áp dụng:

  • Dùng nhựa PE (thích hợp cho trồng dâu trong nhà nilông).

  • Dùng cỏ khô, tro trấu.

  • Dùng cỏ khô kết hợp với lưới nilông trắng.


Tuy nhiên việc che phủ đất tại vùng đất thấp thường phát sinh sên nhớt.

4. Tưới nước:

  • Đối với cây dâu nếu ẩm độ đất và không khí cao đều bất lợi đến sinh trưởng cũng như sâu bệnh phát triển, tối ưu nhất với cây dâu là thiết kế hệ thống tưới ngầm, nhỏ giọt.

  • Khi tưới cho cây dâu nên cần tuyệt đối sử dụng nguồn nước sạch, không nên sử dụng nguồn nước mương suối vì dễ gay nguồn bệnh.


5. Dàn che:

Hiện nay có 2 phương pháp canh tác cây dâu tây: Canh tác trong nhà che nilông và canh tác ngoài đồng. Phương pháp sản xuất cây dâu trong dàn che có các ưu điểm như:




  • Hạn chế bệnh cây trong vụ mưa, tuy nhiên nếu thiết kế dàn che không đảm bảo chiều cao, chế độ thông gió không tốt thì độ ẩm sẽ tăng và bệnh sẽ phát triển mạnh đồng thời nhiệt độ sẽ gia tăng đột ngột tại mot số thời điểm trong ngày ảnh hưởng đến sinh lý của cây.

  • Hạn chế ngập úng đất, ẩm độ gia tăng và rửa trôi phân bón khi mưa kéo dài hay mưa lớn trong vụ hè thu.


6. Phòng ngừa dị dạng trái:

  • Quy hoạch vùng trồng dâu tập trung, 1ha dâu nên nuôi 2 thùng ong mật để nâng cao tỷ lệ thụ phấn của hoa, đồng thời giảm bớt tỷ lệ trái dị dạng.

  • Thời kỳ kết trái đầu tiên nếu phát hiện quả dị dạng lập tức hải bỏ và giảm bón lượng đạm.

  • Giai đoạn hoa nở rộ tránh phun xịt thuốc sâu bệnh với nồng độ cao.


V. SÂU BỆNH THÔNG THƯỜNG CỦA CÂY DÂU:

1. Bệnh hại:

a. Bệnh đốm lá: Thường do 2 loại nấm bệnh gây ra.

  • Bệnh đốm lá trắng (Mycosphaerella fragariae): Đốm bệnh màu trắng ở phần trung tâm và viền đậm bao quanh. Bệnh gay tổn thong ở thân, lá, cuốn hoa, cuốn quả gay chết hoa và trái non, bệnh làm giảm năng suất và sức sống của cây.



  • Bệnh đốm lá đỏ (Phomopsis obsscuans): Đốm bệnh có hình quả trứng hay hình tam giác có màu nâu sáng chuyển sang màu đỏ ơ các mô bào giửa các gân lá.

  • Biện pháp phòng trị:


- Bón phân cân đối NPK.

- Tỉa các lá bệnh và tiêu hủy ở xa ruộng.

- Sử dụng các loại thuốc hóa học xịt định kỳ (Rovral 50 WP, Score 250 ND, Toppsin  70 WP, Kasuran 47 WP).

b. Bệnh mốc sương:

  • Xuất hiện trong điều kiện ẩm độ, nhiệt độ cao lây lan nhanh gây that thu lớn đến sản lượng và chất lượng trái. Bênh xuất hiện cả ở trên thân, lá, trái.

  • Biện pháp phòng trị:


- Thực hiện chế độ luân canh.

- Ap dụng chế độ vệ sinh đồng ruộng, ngắt tỉa thường xuyên lá bị bệnh và dem tiêu hủy ở xa nơi canh tác.

- Dàn che trồng dâu phải cao ráo, thông gió.

- Lên luống cao tránh úng vào mùa mưa.

- Không trồng mật độ dày.

- Tăng cường phân Kali cho cây.

- Sử dụng các loại hóa chất phun xịt định kỳ (Toppsin  70 WP, Dithane M45-80WP Antracol 70WP).

c. Bệnh phấn trắng (Sphaerotheca macularis):

  • Xuất hiện trong điều kiện ẩm độ cao, chế độ lưu thông khí kém thường phát sinh ở cuốn lá , trái. Vết bệnh có màu mốc nâu xám hay xám.

  • Biện pháp phòng trị:


- Áp dụng tốt các biện pháp canh tác như trên.

- Sử dụng cac loại hóa chất phun xịt (Score 250ND. Anvil 5SC, Daconil 75WP, Derosal 50SC).

d. Bệnh thối trái:

  • Bệnh thối trái do nấm Botrtis Cinerea: Biểu hiện đầu tiên là những đốm nâu sáng sau đó lan rộng cả trái có phủ một lớp mốc xám, sau đó trái khô đi. Bệnh này xâm nhiễm từ giai đoạn quả xanh đến chin.

  • Bệnh thối trái do nấm Rhizoctonia: Vết bệnh ban đầu có màu nâu đậm, sau đó chuyển sang thối đen trái. Bệnh lây nhiễm khi trái chin tiếp xúc với đất trồng. Bệnh này xuất hiện chủ yếu ở giai đoạn quả chin.

  • Biện pháp phòng trị:


- Chọn đất trồng cao ráo, thoát nước tốt, lên luống cao.

- Sử dụng chất liệu phủ luống.

- Bón cân đối NPK, tăng cường Kali trong vụ mưa.

- Luân canh và sử lý đất trước khi trồng.

- Xịt định kỳ các loại thuốc bệnh.

- Ngắc bỏ các trái bệnh đem tiêu hủy xa nơi canh tác.

2. Sâu hại:

a. Nhện đỏ:

  • Chích hút nhựa làm cây phát triển kém, giảm năng suất. Nhện thường ký sinh sau mặt lá.

  • Biện pháp phòng trị:


- Vệ sinh đồng ruộng (tàn dư cây trong và cỏ dại).

- Xịt các loại thuốc đặc hiệu (Nissorun 5EC, Comite 73EC).

b. Bọ trĩ, rệp:

  • Phá hoại búp lá, lá non, thân non, chích hút nhựa làm cây suy kiệt, giảm năng suất trong thu hoạch.

  • Biện pháp phòng trị:


- Vệ sinh môi trường.

- Kiểm tra sớm và phòng trị dức điểmkhi có triệu chứng bị hại,

- Phun xịt các loại hóa chất trừ sâu (Trebon 10EC – 20WP, Applaud 10WP, Sherpa 25EC).

c. Sâu ăn tạp, sâu cuốn lá:

  • Sâu ăn tạp ký sinh trong phần gốc phá hoại chủ yếu vào ban đêm, ăn lá và phần thân non của cây.

  • Sâu cuốn lá làm tổ gay cuốn lá làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.

  • Biện pháp phòng trị:


- Ap dụng tốt các biện pháp canh tác, vệ sinh đồng ruộng.

- Xử lý đất trồng.

- Xịt các loại thuốc sâu (Oncol, Mimic 20F, Sumicidin 10EC).

Chú ý: Khi phun xịt không nên sử dụng nồng độ cao và tránh các giai đoạn ra hoa rộ




Nguồn:

[1] http://vi.wikipedia.org
[2] www.tapchilamdep.com
[3] http://ngoisao.net
[4] http://www.phunuonline.com.vn
[5] http://www.eva.vn
[6] http://www.dalat.gov.vn

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét