Thứ Ba, 31 tháng 5, 2011

Chanh dây

[caption id="" align="alignleft" width="343" caption="Ảnh: vacvina.org.vn"][/caption]

Chanh dây còn gọi là chanh leo, mác mác. Chanh dây có 2 loại: loại vỏ vàng được trồng nhiều ở Peru, Brazil, Ecuador; loại vỏ màu tím được trồng phổ biến hơn, chủ yếu là ở châu Phi, Ấn Độ, và nhiều nước khác như Úc, New Zealand, Mỹ, Việt Nam... [1]




Trong y học, cả hoa, lá, trái và vỏ trái chanh dây đều được dùng để chữa bệnh. Nước ép chanh dây, đặc biệt là lá chanh dây, có chứa chất alkaloids giúp làm hạ huyết áp, an thần, giảm đau, và chống lại tác động của các cơn co thắt. Nhiều quốc gia trên thế giới dùng lá chanh dây để bào chế thuốc. Hoa chanh dây có tác dụng an thần nhẹ và có khả năng "ru" ngủ. Hoa chanh dây đã và đang được nhiều nước dùng để điều trị cho những trẻ em dễ bị kích động hoặc có vấn đề bất ổn về thần kinh, chữa bệnh hen suyễn, rối loạn tiêu hóa, chứng mất ngủ, và các khó chịu của hội chứng tiền mãn kinh.[1]

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2011

Người ưa hoạt động dễ tìm được hạnh phúc

Các nhà khoa học Na Uy tuyên bố những người thường xuyên tham dự các buổi hòa nhạc, triển lãm tranh, khiêu vũ có mức độ khỏe mạnh và hài lòng với cuộc sống cao hơn so với đối tượng khác. Telegraph cho biết, Koenraad Cuypers, một nhà nghiên cứu của Đại học Khoa học và Kỹ thuật Na Uy, cùng các đồng nghiệp theo dõi hơn 50.000 nghìn người Na Uy (cả nam và nữ) để tìm hiểu tác dụng của việc tham gia các sự kiện tôn giáo, thể thao và văn hóa đối với mức hạnh phúc của con người. Họ nhận thấy phần lớn đối tượng thường xuyên tham gia các sự kiện văn hóa như triển lãm tranh, hòa nhạc, chiếu phim có sức khỏe tốt hơn và mức độ hài lòng với cuộc sống cao hơn so với những người cùng giới. Xu hướng này thể hiện mạnh hơn ở đàn ông. Người ưa hoạt động dễ tìm được hạnh phúc


 




[caption id="" align="aligncenter" width="450" caption="Ảnh: allartnews.com. "][/caption]

Kết quả không thay đổi ngay cả khi nhóm nghiên cứu điều chỉnh một số nhân tố có thể tác động tới suy nghĩ của đối tượng nghiên cứu như tuổi, mức độ tập luyện thể thao, thói quen hút thuốc,

Trái nhàu

[caption id="" align="alignleft" width="294" caption="Ảnh: wikimedia.org"][/caption]

Nhàu còn có tên khác là nhàu rừng, cây ngao (danh pháp khoa học: Morinda citrifolia L.) [1]


Cây ra hoa vào khoảng tháng 11-2, cho quả vào khoảng tháng 3-5.[1]


Cây mọc hoang và được trồng nhiều ở các tỉnh phía nam.[1]


Cây thân gỗ nhỏ, cao 6- 8m. Thân cành non có cạnh, hơi dẹt, có rãnh. Lá mọc đối, có lá kèm, phiến lá uốn lượn, mặt trên xanh bóng, mặt dưới nhạt. Hoa màu trắng sau vàng họp thành hình chùy đối diện với lá. Quả thịt, hình trứng gồm nhiều quả hạch dính vào nhau, khi chín màu vàng, chứa cơm mềm, ăn được. Hạt nhiều.[1]


Vỏ rễ chứa morindon, morindin, morindadiol, soranjidiol, axít rubichloric, alizarin a-methyl ete và rubiadin 1-methyl ete.[1]

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2011

Cây Sakê (Xakê)




[caption id="" align="alignleft" width="201" caption="Ảnh: minh họa"][/caption]


Sa kê hay xa kê hoặc cây bánh mì (danh pháp khoa học: Artocarpus altilis) là một loài cây gỗ có hoa trong họ Dâu tằm (Moraceae), bản địa của bán đảo Mã Lai và các đảo miền tây Thái Bình Dương, nhưng hiện nay đã được trồng rộng khắp trong khu vực nhiệt đới.[1]


Sa kê là cây gỗ có thể cao tới 20 m (66 ft). Các lá to và dày bản xẻ thùy sâu hình lông chim. Tất cả các phần của cây đều có chứa nhựa mủ, một loại nhựa cây có màu trắng sữa, được người ta dùng vào việc xảm thuyền.[1]


Sa kê là loài cây đơn tính cùng gốc, với các hoa đực và hoa cái mọc trên cùng một cây. Các hoa đực ra đầu tiên và sau đó một khoảng thời gian ngắn là các hoa cái, mọc thành cụm hoa dạng đầu, chỉ có khả năng được thụ phấn sau đó 3 ngày. Động vật thụ phấn cho nó là các loài dơi ăn quả thuộc Cựu thế giới trong họ Pteropodidae). Quả giả, phức hợp phát triển lên từ bao hoa phình ra và bắt nguồn từ 1.500-2.000 hoa. Chúng được nhìn thấy trên lớp vỏ quả như là các đĩa giống hình lục giác.[1]

Vì sao càng già ghi nhớ càng kém?



Khi tuổi đã cao, người ta phải đối mặt với một thực tế, đó là việc ghi nhớ ngày càng trở nên khó khăn. Tuy nhiên, một câu hỏi không phải ai cũng trả lời cho rành rẽ rằng, vì sao, càng già trí nhớ con người ta càng kém như vậy?




Mỗi buổi sáng chúng ta có thể để xe dừng ở một bãi đỗ, nhưng trừ khi mỗi lần chúng ta đều đỗ tại một vị trí nhất định, nếu không sau 8 tiếng chúng ta sẽ phải rất mất thời gian mới nhớ ra được rằng chúng ta đặt nó ở hàng số 2 hay hàng số 5.




Hoặc trong một hội nghị, chúng ta được giới thiệu những người cộng sự mới, có điều trước khi bắt tay chúng ta gần như đã quên mất tên của người đó rồi. Đối với việc này chúng ta chỉ đành bất lực nhún vai và an ủi bản thân mình: Ổ cứng trong đầu mình đã chứa gần đầy rồi, không có cách nào tiếp nhận những tư liệu mới dồn dập tới như thế.









Ở người già, việc tiếp nhận
thông tin mới trở nên khó khăn.








Các nhà khoa học của khoa Thần kinh bệnh viện Johns Hopkins phát hiệnra rằng, vấn đề chính là đại não của chúng ta không ngừng lão hóa và gần như không đưa những tin tức này thành những tin tức mới. Bởi vì con đường tới vùng hippocampus (vùng lưu trữ của trí nhớ trong não) đã bị lão hóa. Kết quả là não không còn chính xác trong việc ghi nhớ các dữ kiện mới, dẫn tới sự hỗn loạn.

Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2011

Dâu tây

[caption id="" align="alignleft" width="260" caption="Ảnh: wikimedia.org"][/caption]

Dâu tây (danh pháp khoa học: Fragaria) hay còn gọi là dâu đất là một chi cây thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae) cho quả được nhiều người ưa chuộng. Dâu tây xuất xứ từ châu Mỹ và được các nhà làm vườn châu Âu cho lai tạo vào thế kỷ 18 để tạo nên giống dâu tây được trồng rộng rãi hiện nay.[1]


Quả dâu tây thường được sử dụng để làm các món tráng miệng. Dâu tây giàu vitamin C và là nguồn cung cấp dồi dào các chất flavonoit cần thiết cho cơ thể.[1]


Quả dâu tây là một loại quả giả; nghĩa là phần cùi thịt không phải bắt nguồn từ các bầu nhụy (là các "hạt" mà người thông thường nhìn thấy, trên thực tế chúng là một dạng quả bế) mà từ cái móc ở đáy của hypanthium để giữ các bầu nhụy. Từ quan điểm của thực vật học, các hạt là quả thật sự của thực vật, và phần cùi thịt mọng nước của dâu tây là các mô đế hoa bị biến đổi. Nó có màu xanh lục ánh trắng khi còn non và trở thành màu đỏ (ở phần lớn các loài) khi chín.[1]

Auto Draft

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011

Dâu tằm



Ảnh: img3.dailyinfo.vn

Tên khác: Tang (桑), Mạy môn (dân tộc Thổ); Dâu cang (dân tộc Mèo); Nằn phong (Dao); Tầm tang.[1]


Tên khoa học: Morus alba L., họ Dâu tằm (Moraceae). [1]

Mô tả: Cây gỗ, cao2-3 m. Lá mọc so le, hình bầu dục, nguyên hoặc chia 3 thùy, có lá kèm, đầu lá nhọn hoặc hơi tù. Phía cuống hơi tròn hoặc hơi bằng, mép có răng cưa to. Từ cuống lá tỏa ra 3 gân rõ rệt. Hoa đực mọc thành bông, có lá đài, 4 nhị (có khi 3). Hoa cái cũng mọc thành bông hay thành khối hình cầu, có 4 lá đài. Quả mọc trong các lá đài, màu đỏ, sau đen sẫm, ăn được, còn dùng làm thuốc hoặc ngâm rượu để uống, mùi thơm, vị chua ngọt.[1]


Bộ phận dùng: Vỏ rễ (Tang bạch bì - Cortex Mori). Lá (Tang diệp - Folium Mori). Cành (Tang chi - Ramulus Mori). Quả (Tang thầm - Fructus Mori). Tầm gửi trên cây Dâu (Tang ký sinh - Ramulus Loranthi). Tổ bọ ngựa trên cây Dâu (Tang phiêu tiêu - Ootheca Mantidis).[1]

Thứ Tư, 4 tháng 5, 2011

Năm 2045: Loài người sẽ được bất tử?

Tương lai cuộc sống của loài người sẽ thay đổi mạnh mẽ, đầy bất ngờ với sự phát triển vượt bậc của công nghệ nano kết hợp với công nghệ sinh học. Mỗi một con người là một sự kết hợp của cơ thể sống với những linh kiện điện tử…


Năm 2045, loài người có thể tiến sát tới sự bất tử thật sự. Đó là điều khẳng định của nhà tương lai học nổi tiếng, chuyên gia hàng đầu về đổi mới công nghệ của Mỹ, Ray Kursweil, trong một bài báo đăng trên Tạp chí Time.


Ông cho rằng vào thời điểm ấy, con người sẽ ở dưới dạng cùng tồn tại với máy móc và cái chết sẽ trở nên không còn đáng sợ nữa. “Tôi cho rằng trong vòng 20 năm nữa, người ta sẽ đưa vào máu của mình hàng ngàn con nanorobot điều khiển bằng máy tính để theo dõi sức khỏe, làm tăng năng suất lao động, khả năng tư duy và tạo ra những phiên bản dự trữ tất cả những gì nằm trong bộ não chẳng khác gì bạn lưu trữ các file của máy tính. Trí tuệ và cơ thể của một con người có thể “cất vào” một chiếc máy của mỗi người và biến chiếc máy thành một “supercyborg” (sinh vật viễn tưởng với “phụ tùng” là các linh kiện cơ học và điện tử)”.




[caption id="" align="alignleft" width="350" caption="Một nanorobot đang hoạt động trong máu người (Ảnh: Internet)."][/caption]

Ý tưởng này của Kursweil được nhiều người hưởng ứng. Thực ra, nó đã được đề xuất khoảng 50 năm về trước. Lúc đó, nhà thống kê người Anh Irving John Hood đã nêu ra luận điểm rằng đến một lúc nào đó sẽ xuất hiện chiếc máy “siêu thông minh”, tiếp theo đó là hiện tượng “bùng nổ trí tuệ” và người ta cảm thấy đầu óc của con người thua kém rất xa các chiếc máy do chính họ tạo nên…


Như vậy, chiếc máy siêu thông minh đầu tiên sẽ trở thành sự phát minh cuối cùng mà con người sáng chế, rồi chính chiếc máy đó đủ khôn ngoan để điều khiển chúng ta, đặt chúng ta dưới sự khống chế của chúng.

Nguy cơ về sức khỏe trong tương lai khi ngồi trước màn hình

Trong một nghiên cứu đầu tiên trên thế giới, các nhà nghiên cứu ở Đại học Sydney, Úc, đã phát hiện rằng: những trẻ em 6 tuổi mà hầu hết thời gian trong ngày, các em chỉ ngồi xem ti vi, thì ở ngay lứa tuổi này, những động mạch ở võng mạc của những trẻ em này sẽ bị thu hẹp, làm gia tăng cơ hội mắc bệnh tim, bệnh huyết áp cao và bệnh tiểu đường trong cuộc sống sau này.




[caption id="" align="alignleft" width="270" caption="Trẻ em xem ti vi quá lâu trong ngày, thì những động mạch ở võng mạc của những trẻ em này sẽ bị thu hẹp"][/caption]

Kết quả của nghiên cứu này đã được đăng tải trên tạp chí Arteriosclerosis, Thrombosis and Vascular Biology: Nhật ký của hiệp hội tim mạch Mỹ, số ra trong tuần này, cho thấy những rủi ro sức khỏe tăng theo tỉ lệ: cứ mỗi giờ trong ngày mà con bạn ngồi trước màn hình ti vi thì tương ứng với mức gia tăng 10 mm HG huyết áp tâm thu, các nhà nghiên cứu cho biết.


Các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát trên khoảng 1500 trẻ em, trong độ tuổi từ 6 đến 7 tuổi, trong 34 trường tiểu học ở Sydney, Úc. Những trẻ em thường xuyên tham gia các hoạt động thể chất ngoài trời thì có độ rộng trung bình của động mạch thuộc võng mạc (động mạch đằng sau đôi mắt) lớn hơn so với những trẻ em có mức độ hoạt động thể chất ngoài trời thấp nhất.


"Chúng tôi nhận thấy ở những trẻ em có hoạt động thể lực với mức độ cao, sẽ có sự xuất hiện của những mạch máu li ti nhiều hơn so với các trẻ em có mức hoạt động thể lực thấp nhất," theo bác sĩ Gopinath Bamini, tác giả chính và là nhà nghiên cứu hàng đầu, làm việc tại Trung tâm nghiên cứu thị giác, Đại học Sydney, Úc.

Thứ Ba, 3 tháng 5, 2011

Sầu riêng

[caption id="" align="alignleft" width="306" caption="Ảnh: wikimedia.org"][/caption]

Tên gọi [1]:


Tên chi Durio (chi sầu riêng) có nguồn gốc từ ngữ hệ Nam Á: người Việt gọi là sầu riêng, người Khmer gọi là turen và người Mã Lai - Nam Dương gọi là Djoerian (về sau viết là Doerian). Ngày nay hầu hết các quốc gia trên thế giới gọi loài cây/trái này là Durian hoặc có ký ngữ khác nhưng phát âm tương tự như chữ Durian.


Tuy nhiên, trong chi Durio chỉ có một loài là Durio zibethinus là phổ biến nhất. Trong thế kỷ 20 ở Việt Nam được biết tới 2 giống "sầu riêng mỡ" có lớp cơm màu trắng xám như mỡ và "sầu riêng đường" có lớp cơm màu vàng như đường mía. Theo thời gian, hoặc nhờ khám phá, hoặc nhờ gây giống, hiện nay sầu riêng (Durio zibethinus) có độ 70 giống (cultivar), trong đó giống "sầu riêng đường không hạt" có triển vọng và được giới tiêu thụ ưa chuộng hơn hết, phân loài này được gây giống đặc biệt ở Thái Lan và Việt Nam: múi ngọt, không có hạt hoặc hạt bị tiêu giảm.

Thứ Hai, 2 tháng 5, 2011

Hoa Sen



[caption id="" align="alignleft" width="336" caption="Ảnh: wikimedia.org"][/caption]

Cây sen (Nelumbo nucifera Gaertner, syn Nelumbium speciosum Willd., Nelumbium nelumbo Druce, Nymphaea nelumbo L.) là loại cây thủy sinh đa niên có nguồn gốc ở châu Á, xuất phát từ Ấn Độ (Makino, 1979), sau đó lan qua Trung Quốc, Nhật Bản, vùng đông bắc Úc châu và nhiều nước khác từ Bắc Kinh ở vỉ tuyến 40o Bắc đến Úc ở vỉ tuyến 20o Nam . Cây sen là loại cây được tiêu thụ mạnh khắp châu Á. Lá, bông, hạt và củ đều là những bộ phận có thể ăn được. Riêng bông sen được sử dụng trong nhiều lễ hội ở các nước châu Á. Tuy nhiên củ sen lại có thị trường lớn nhất so với các bộ phận khác của cây sen.[1]



Món ngon từ  Sen


Sen là món vừa dễ kiếm vừa dễ ăn. Từ củ sen, ngó sen, thậm chí lá sen bạn có thể làm được những món ăn khá lạ miệng. Mời bạn cùng trổ tài từ những gợi ý dưới đây.

Chim bìm bịp





[caption id="" align="alignleft" width="368" caption="Ảnh: wikimedia.org"][/caption]



Bìm bịp là tên chung để chỉ khoảng 30 loài chim do tiếng kêu của chúng tương tự như "bìm bịp" vào mùa sinh sản (từ tháng 3 tới tháng 7 hàng năm). Các tác giả Sibley và Monroe coi chúng là một họ riêng rẽ có danh pháp Centropodidae (họ Bìm bịp) nhưng Howard-Moore vẫn tiếp tục phân loại chúng như là phân họ Centropodinae của họ Cu cu (Cuculidae). Tất cả các loài đều thuộc về chi Centropus. Không giống như nhiều loài chim dạng cu cu Cựu thế giới, bìm bịp không phải là chim đẻ trứng nhờ. Ngược lại, chúng có nét đặc biệt riêng trong cơ chế sinh sản của mình: tất cả các thành viên trong chi này có vai trò giới tính bị đảo ngược ở các mức độ khác nhau sao cho con trống nhỏ hơn sẽ thực hiện phần lớn vai trò chăm sóc của chim bố mẹ. Ít nhất có một loài bìm bịp, như bìm bịp đen, có tính chất đa phu (nhiều chồng). Chứng cứ ADN gần đây cho rằng chúng nên được nâng cấp lên thành họ riêng, gọi là Centropodidae.[1]


Tập tính sống [2]


Bìm bịp là loại chim định cư, thích ở bụi rậm, lau sậy um tùm gần sông suối, đầm lầy. Chúng thường dựa vào thủy triều để kiếm ăn, và thường đi từng cặp. Do vậy bạn hay nghe “ Bìm bịp kêu chiều… “,  “ Bìm bịp gọi con nước lớn…” trong các giai điệu ca cổ là không phải ngẫu nhiên.

Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2011

Ăn lá lốt trị được bệnh gút?

Gần đây một số người mắc bệnh gút (gout) đã chỉ nhau kinh nghiệm ăn các món có lá lốt để điều trị căn bệnh vốn được cho là “bệnh của nhà giàu” này. Một số thuốc đông y điều trị bệnh gút cũng đã đưa vào quảng cáo thông tin có tinh chất lá lốt, như một thành phần nổi trội của thuốc. Có hay không công dụng này của lá lốt?


Loại rau ăn “kiêm” vị thuốc






[caption id="" align="alignleft" width="322" caption="Kinh nghiệm dân gian thường dùng lá lốt đơn lẻ hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác để chữa các chứng đau nhức xương khớp, ra nhiều mồ hôi tay, chân... Ảnh: Hồng Thái"]
[/caption]




Cây lốt, còn gọi tất bát, có tên khoa học Piper lolot, thuộc họ Hồ tiêu – Piperaceae. Cây thường được trồng bằng cách giâm cành nơi ẩm ướt, dọc bờ nước để lấy lá làm gia vị, ăn sống như các loại rau, hoặc làm thuốc. Lá lốt có hình tim, năm gân chính toả ra từ cuống lá. Một số cách chế biến món ăn với lá lốt được ưa thích: luộc chấm nước mắm tỏi, gừng; xào với thịt bò, thịt heo, các loại hải sản; xắt sợi như cọng chỉ, nặn chanh vào ăn sống; nấu canh với các loại nhuyễn thể như: ngao, sò, ốc, hến… Đặc biệt, món canh lá lốt nấu với cá là món ăn bổ dưỡng, giúp người già có thể ăn được nhiều cơm, đồng thời chống đỡ được một số bệnh tật.

Trị ho tại nhà




[caption id="" align="alignleft" width="300" caption="Ảnh minh họa"][/caption]

Khi thời tiết thay đổi, nhiều người bị ho do nhiễm khuẩn hệ hô hấp. Đây là triệu chứng có thể điều trị tại nhà bằng Đông y, không nên tùy tiện dùng thuốc kháng sinh.





Những ngày này, tại các bệnh viện và phòng khám chuyên khoa rất đông bệnh nhân đến khám dù chỉ mắc các triệu chứng ho gió, ho khan thông thường. Một số người phàn nàn về việc dùng thuốc kháng sinh nhiều lần nhưng ho chỉ giảm chứ không hết, sau khi uống hết thuốc lại tái phát và nặng hơn. Số khác lại có thói quen mau mắn ra tiệm thuốc tây mua thuốc uống "chặn trước" khi chỉ vừa chớm ho một ngày.